Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều kiện cơ sở chăn nuôi, chế biến tham gia chuỗi thực phẩm thịt - trứng

Trong thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến trong chăn nuôi thực phẩm thịt - trứng mong muốn tìm hiểu điều kiện, quy mô tham gia chuỗi thực phẩm an toàn. Vậy những điều kiện cần thiết tham gia chuỗi là gì?

 Cụ thể, đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ NN&PTNT, hoặc cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản đưa ra nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 6 tháng (theo biên bản kiểm tra).

Điều kiện cơ sở chăn nuôi, chế biến tham gia chuỗi thực phẩm thịt - trứng - Hình 1

                                                                 Quản lý chuỗi thịt heo (Ảnh minh họa)

Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc thực hiện theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi heo an toàn; Quyết định số 1947/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi heo an toàn trong nông hộ (áp dụng với cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô trại từ 500 con trở lên).

Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm theo Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn; Quyết định số1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ. (Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô trại từ 20.000 con trở lên)

Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải áp dụng về quy định kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y, quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y  quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đối với cơ sở giết mổ gia súc theo quy định của Bộ NN&PTNT về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo Thông tư  của Bộ NN&PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, cơ sở sơ chế, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-100:2012/BNNPTNT yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế (nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi).

Dây chuyền giết mổ gia súc công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ từ 100 con/ngày trở lên. Đối với cơ sở giết mổ gia cầm dây chuyền giết mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ phải lớn hơn 1.000 con/ngày .

Hiện tại, có khoảng 42 cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. HCM tham gia và có giấy chứng nhận chuỗi an toàn thực phẩm trên các lĩnh vực về thực phẩm như chuỗi sản phẩm thịt-trứng, chuỗi sản phẩm thủy sản, chuỗi sản phẩm rau củ quả, chuỗi sản phẩm thuộc lĩnh vực công thương. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp thông qua việc đăng kí tham gia và được cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm, nhằm xây dựng thương hiệu, đồng thời công khai đảm bảo quy trình ATTP từ trang trại đến bàn ăn cho người tiêu dùng.

                                                                                                Nguyễn Điệp

Bài liên quan

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.