Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp với tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế số

Nền tảng số giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang căng thẳng ở nhiều quốc gia, khu vực. Vì thế, hơn lúc nào hết những DN sớm áp dụng công nghệ số sẽ có lợi thế hơn những DN “chậm chân”.

Thời cơ đã chín muồi

Nói về xu hướng chuyển đổi số đối với cộng đồng DN trong nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng: "Đây chính là sự thay đổi mang tính bắt buộc cũng như cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam. Xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế số sẽ giúp đất nước có thêm nguồn tài nguyên mới cho phát triển, thay đổi cuộc sống của người dân, quốc gia nào nắm được cơ hội này chắc chắn sẽ vượt được lên".

Trong thời gian qua, những chính sách ở tầm vĩ mô nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế số cũng như tạo cơ hội cho DN có thể bắt nhịp với sự thay đổi mang tính cách mạng này đã được ban hành. Có thể kể đến như: Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ đến năm 2030, kinh tế số sẽ chiếm hơn 30% GDP; Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển DN công nghệ số Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 100.000 DN công nghệ số; "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với ba trụ cột chính gồm: Xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số...

Nhân viên VNPT giới thiệu một số sản phẩm công nghệ số của tập đoàn. Ảnh: Phạm Hùng
Nhân viên VNPT giới thiệu một số sản phẩm công nghệ số của tập đoàn (Ảnh: Phạm Hùng).

Đi kèm với chính sách định hướng, Chính phủ cũng thể hiện rõ sự quyết tâm khi triển khai nhiều hành động cụ thể khi đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, quan trọng và liên thông các hệ thống thông tin, hạ tầng cơ sở dữ liệu quốc gia, tăng cường sử dụng chung hệ thống này. Tiêu biểu như: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia…

Đáng chú ý, hạ tầng mạng 5G, yếu tố cốt lõi cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số cũng đang từng bước được hình thành khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về việc triển khai công nghệ mạng di động mới này. Cả 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và MobiFone đều đã triển khai thử nghiệm thương mại hóa 5G tại các TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

"Quả ngọt" từ sự đổi thay

Để thích nghi với nền kinh tế số, DN bắt buộc phải chuyển đổi số và quá trình này không chỉ diễn ra trong một sớm một chiều, cũng như đi kèm với đó là số kinh phí phải bỏ ra không hề nhỏ. Tuy nhiên, nếu vượt qua được những khó khăn này thành quả mà DN thu lại sẽ rất lớn. Câu chuyện "vượt khó thời Covid-19" của các nhà mạng như VNPT, Viettel... là minh chứng điển hình.

Nói về tình hình kinh doanh của DN trong năm 2020, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long cho biết, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Tập đoàn đã thực hiện việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động kinh doanh nên hầu hết các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm đều được hoàn thành.

Cụ thể, năm vừa qua, VNPT đạt doanh thu 162.700 tỷ đồng (bằng 96% kế hoạch), lợi nhuận đạt 7.100 tỷ đồng (bằng 102,2% kế hoạch), nộp ngân sách Nhà nước 5.200 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch), tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 10,4%. Tương tự, năm 2020 cũng là năm khá thành công của Viettel. Tổng doanh thu của Viettel ước đạt 263.400 tỷ đồng (tăng 4,1% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế đạt 42.200 tỷ đồng (tăng 10,5%), nộp ngân sách là 37.700 tỷ đồng (tăng 1%). Để có được những kết quả này, trong năm, Viettel đã tích cực tham gia chuyển đổi số cho các lĩnh vực trọng điểm như y tế, giáo dục...

Cùng với đó Viettel đẩy mạnh các dịch vụ phục vụ khách hàng, giúp các dịch vụ trên nền tảng số tăng trưởng tới 57%. Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Thanh Nam khẳng định, đóng góp doanh thu từ lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường trong và ngoài nước đã tạo ra sự tăng trưởng bù đắp cho phần doanh thu bị mất do ảnh hưởng của đại dịch.

Theo Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú: Năm 2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế khi vừa hoàn tất việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức được thông qua và có hiệu lực. Có thể nói, việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì động lực nền kinh tế của mình trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế khu vực và toàn cầu. Song song với Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và RCEP là điểm nhấn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, là tâm điểm kinh tế, tạo khởi sắc ấn tượng trong quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia khác.

Vì vậy, DN cần nhìn nhận rõ những hạn chế về phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Một trong những yếu tố là phải tích cực chuyển đổi số áp dụng vào trong quản trị, điều hành để nâng tầm thương hiệu cho chính mình. DN nỗ lực, quyết tâm, có khát vọng, đam mê, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm góp phần gây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ở chiều ngược lại, thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.