Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dân số tăng vì tiêu chí quy hoạch đô thị

PGS.TS. Đỗ Tú Lan, nguyên Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị chia sẻ về thực trạng “thổi phồng” dân số của các địa phương. Theo PGS.TS. Đỗ Tú Lan, nếu làm phép cộng tất cả các dự báo dân số của các đô thị Việt Nam thì dân số sẽ là 150 triệu dân - lớn hơn dân số của cả nước hiện nay, chỉ gần 100 triệu dân.

Theo các chuyên gia, bài toán 'thổi phồng' đô thị chưa được kiểm soát một cách đầy đủ, vì vậy cần có sự rà soát sự phát triển phù hợp với năng lực của từng địa phương, cũng như đổi mới về phương pháp lập quy hoạch và kiểm soát quá trình lập quy hoạch...

Quy mô dân số khi lập quy hoạch đang bị thổi phồng

PGS.TS. Đỗ Tú Lan, nguyên Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị chia sẻ về thực trạng “thổi phồng” dân số của các địa phương. Theo PGS.TS. Đỗ Tú Lan, nếu làm phép cộng tất cả các dự báo dân số của các đô thị Việt Nam thì dân số sẽ là 150 triệu dân - lớn hơn dân số của cả nước hiện nay, chỉ gần 100 triệu dân.

Việc phát triển các đô thị hiện chỉ mới theo chiều rộng, thiếu chiều sâu
Theo các chuyên gia việc phát triển các đô thị hiện chỉ mới theo chiều rộng, thiếu chiều sâu.

Lý giải về việc “thổi phồng” dân số nêu trên, theo nguyên Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị là có hai lý do. Một là liên quan tới kinh phí lập quy hoạch dựa vào dân số. Hai là lấy chỉ tiêu đất đai - lấy đất xây dựng đô thị làm chỉ tiêu để cấp dự án tạo cơ hội phát triển, mở rộng đô thị.

Nói về thực trạng này, từ thực tế tham gia công tác quy hoạch tỉnh TS. Lương Tiến Dũng, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, ông đã từng đề nghị đơn vị tỉnh nếu muốn đưa số liệu dân số của tỉnh mong muốn vào quy hoạch cần phải có văn bản bởi theo số dân mà địa phương này yêu cầu cập nhật thì số liệu tăng gấp đôi so với thực trạng (thậm chí con số này cao gấp đôi Hà Nội và TP. HCM– là hai đô thị cấp đặc biệt).

Tuy không tiện nêu tên, nhưng TS. Lương Tiến Dũng đánh giá rằng, đây là thực trạng chung của nhiều tỉnh, địa phương. Tỉnh nào khi xin quy hoạch cũng luôn hướng tới viễn cảnh tốt cho tỉnh đó. Thế nhưng, “tỉnh nào cũng thu hút nhân lực từ tỉnh khác thì dân đi đâu trong khi dân số cả nước tăng trung bình chỉ có chừng đó?”, ông đặt câu hỏi.

Cho nên, theo vị chuyên gia này thì cần có định hướng chung từ quy hoạch tổng thể quốc gia và phải được quy định cụ thể. Trong quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ nghiên cứu về mức độ tăng trưởng dân số chung cho toàn bộ cả nước và nghiên cứu tỷ lệ tăng dân số cho từng tỉnh, từng địa phương từ thực tiễn thì có sai số, dân số tăng lên vẫn trong phạm vi cho phép. Từ số liệu dân số này để tính được nhu cầu sử dụng đất. Từ căn cứ này sẽ tính được bài toán quy hoạch phát triển cho địa phương phù hợp giữa mong muốn và thực tế có thể thực hiện được để tránh lãng phí lớn cho quốc gia.

Các chuyên gia cho rằng, bài toán thổi phồng đô thị chưa được kiểm soát một cách đầy đủ, cần có sự rà soát sự phát triển phù hợp với năng lực của từng địa phương, cũng như việc đổi mới về phương pháp lập quy hoạch lẫn kiểm soát quá trình lập quy hoạch. Khi lập quy hoạch thì quy hoạch đó phải đi vào trọng tâm chiến lược và chuyển đổi tới từng dự án khả thi trước mắt và lâu dài thì quy hoạch đó mới có tính thực tế.

“Nếu chỉ vẽ lên thì dù nhìn rất đẹp, rất tổng thể nhưng không bao giờ thực hiện được. Ngoài ra, quy hoạch cần đảm bảo linh hoạt, không thể cứng nhắc, nhất là trong thời đại mới. Chúng ta không thể biết 20 năm hay 30 năm nữa tiến bộ khoa học tới đâu, hay biến đổi khí hậu ra sao... Vì vậy, trong luật cần làm rõ hạng mục nào là cứng, hạng mục nào cho linh hoạt”, PGS.TS. Đỗ Tú Lan chia sẻ.

Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị hướng tới phát triển bền vững

Lấy đất nông nghiệp trong quá trình phát triển đô thị là việc đương nhiên, nhưng vấn đề là lấy như thế nào? Đây là câu hỏi mà GS.TS. Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, đặt ra tại Hội thảo Nâng cao chất lượng Quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững. Theo ông, đất nông nghiệp liên quan tới sinh kế của bà con nông dân, ảnh hưởng tới môi trường nông nghiệp, hạ tầng kỹ thuật… Vì vậy đất nông nghiệp không quản lý chặt chẽ sẽ đem lại những hậu quả rất lớn đối với chính đô thị đó.

Tính từ năm 2009 đến nay, trung bình một năm có khoảng 73.000ha chuyển từ đất nông nghiệp sang cho đô thị và tính trung bình khoảng 950 người dân sẽ không còn đất để sản xuất. Trung bình cứ 1ha thì có 10-15 người nông dân bị thu hồi phải tìm sinh kế mới để phù hợp với yêu cầu của chuyển giao đô thị. Trong 10 năm qua đô thị mới chuyển dịch đô thị theo chiều rộng nghĩa là chuyển dịch lấy đất đô thị.

a
Việc chuyển đổi từ nông thôn thành đô thị là xu thế tất yếu, trung bình một năm có khoảng 73.000ha chuyển từ đất nông nghiệp sang cho đô thị.

Cùng với việc chuyển dịch đô thị này còn có sự chuyển dịch về mặt gia tăng dân số đô thị bằng “văn bản”. Đó là, trong 10 năm (2009 - 2019) việc chuyển đổi dân cư nông thôn thành đô thị tăng 41,9 triệu người chủ yếu bằng quyết định hành chính tức là tăng thêm 12,3% dân số đô thị bằng việc đôn khoảng 220 xã thành phường.

TS. Lương Tiến Dũng cho rằng, đây là thực trạng diễn ra hết sức bình thường tại các địa phương. Tuy nhiên, nếu tốc độ đô thị hoá cao sẽ tạo nên những điểm nóng phát triển đồng thời có nguy cơ gây lãng phí (lãng phí về đất đai, đầu tư…) mà nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới phát triển thiếu tính bền vững.

Kiến trúc sư Phạm Thị Nhâm phân tích: Việc chuyển đổi từ nông thôn thành đô thị là xu thế tất yếu, tuy nhiên đô thị hoá tại chỗ hay đô thị hoá nông thôn cần thiết, phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư ở các vùng đồng bằng. Theo bà Nhâm, cần khắc phục sớm tình trạng mở rộng ranh giới đô thị bởi quyết định hành chính gây lãng phí nguồn lực đầu tư, cần thay đổi nhận thức về khái niệm đô thị và kiện toàn pháp luật quy hoạch và quản lý đô thị.         

Một nội dung nữa mà các chuyên gia gặp phải khi làm công tác quy hoạch đó là khi lập quy hoạch bắt buộc phải cập nhật dự án. Nhưng có nhiều dự án chưa được đầu tư thực hiện, vẫn chỉ là “hứa hẹn” nếu cập nhật vào quy hoạch sẽ đẩy dân số và quy mô đất đai tăng lên. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Công văn số 4898/BTNMT – TCQLĐĐ gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Theo đó, công văn chỉ rõ đối với công tác quản lý, sử dụng đất “Tích cực chỉ đạo, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối,... để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật”; “Tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng…”.

Về việc này, TS. Lương Tiến Dũng khuyến nghị luật hoá việc xem xét cấp thời hạn đối với các dự án để cho các quy hoạch đi vào cuộc sống, và từ đó góp phần sự phát triển kinh tế xã hội cho từng địa phương, và tránh gây lãng phí không chỉ về đất đai. Bởi rất nhiều các dự án hiện nay đã được phê duyệt năm năm, mười năm nhưng vẫn chưa thực hiện, các dự án vẫn chỉ nằm trên giấy và thực tế vẫn chỉ là những cánh đồng bao la bát ngát. KTS Phạm Thị Nhâm cũng xác nhận, bất cập này đã được cơ quan quản lý nắm bắt, Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đang tham mưu soạn thảo Luật Quản lý Đô thị để khắc phục tình trạng nêu trên.

Bà Phạm Thị Nhâm nhấn mạnh, nước ta đang sử dụng phương pháp Quy hoạch tổng thể được kế thừa phương pháp quy hoạch đô thị hiện đại (truyền thống) kiểu Xô Viết, thiên hướng hoạch định những điều cần làm, cân đối theo các chỉ tiêu và theo thời gian tức là bố trí sắp xếp trên mặt bằng lãnh thổ, theo hệ thống tầng bậc. Theo chuyên gia này thì phương pháp quy hoạch tổng thể đến nay nảy sinh nhiều bất cập và bị phê phán, như cách tiếp cận từ trên xuống mang tính áp đặt; tính xơ cứng về sản phẩm quy hoạch, không đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các thay đổi của thực tiễn. Hệ thống quy hoạch dựa trên các quy định làm giảm khả năng tiếp cận tài nguyên đất của khu vực kinh tế tư nhân và tính đơn năng trong phân bố các không gian của đô thị...

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.

Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chợ đầu mối Thủ Đức tăng cường kiểm soát về ATTP, nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa
Chợ đầu mối Thủ Đức tăng cường kiểm soát về ATTP, nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa

Nhằm hưởng ứng "Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm 2024", hướng tới mục tiêu phát triển Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thành trung tâm giao dịch nông sản văn minh, sàn đấu giá nông sản và trung tâm xuất nhập khẩu hiện đại…, những năm qua, Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đã tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh...

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.