Nhà máy chế biến nông sản tại Sa Đéc
Nhà máy chế biến nông sản tại Sa Đéc (Ảnh: KT)

Theo đó, Kế hoạch nhằm phát triển công nghiệp chế biến chuyên sâu theo hướng tập trung liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản, thủy sản từ các sản phẩm chủ lực của tỉnh (gạo, cá tra, sen và xoài, rau củ quả) để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Qua đó, tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các ngành nghề chế biến sâu trong lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, công nghiệp trích ly tinh dầu, hương, dược liệu; công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển ngành chế biến nông, thủy sản có quy mô lớn, hiện đại, kinh tế tuần hoàn phục vụ xuất khẩu một cách bền vững. Đóng góp tích cực vào tỷ trọng trong GRDP, tăng thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 15.500 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 7,54%. Giá trị tăng thêm công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 11.500 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 4,31%.

Giai đoạn 2026 – 2030, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 27.500 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 12,15%. Giá trị tăng thêm công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 20.400 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 12,15%.

Đồng thười, trên 70% số doanh nghiệp chế biến nông sản và thủy sản đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên; tỷ trọng giá trị xuất khẩu chế biến nông sản và thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (không tính tạm nhập tái xuất) đến năm 2030 đạt 80%/năm…

Thuận Yến (t/h)