Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra giám sát các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.

Đồng thời, thành lập Đoàn công tác do lãnh đạo Sở làm trưởng đoàn, đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh gia súc, gia cầm để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng...

Bên cạnh đó, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế cân đối, đề xuất bố trí kinh phí dự phòng chống dịch, dự phòng kinh phí mua vắc-xin, vật tư, hóa chất tiêu độc khử trùng, trang thiết bị phục vụ tiêm phòng bao vây và chống dịch năm 2022; hướng dẫn trình tự thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định.

Giao Sở Y tế chỉ đạo đơn vị chuyên môn chủ động phối hợp đơn vị thú y tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và các dịch bệnh động vật có khả năng lây sang người (cúm gia cầm, dại,…), tiêu độc khử trùng ổ dịch cũ và khu dân cư nội thị.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND huyện, thành phố kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và đối tượng thuộc diện tiêm phòng; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng. Khẩn trương chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh, báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định.

Ngoài ra, chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Thuận Yến – Thùy Linh