Dự án điện mặt trời: Nguy cơ ô nhiễm từ những tấm pin rác
Điện mặt trời đang được phát triển ồ ạt nhằm thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các tấm pin sau khi hết vòng đời sử dụng nếu xử lý không tốt, các kim loại nặng từ tấm pin quang điện phế thải có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hàng triệu tấn rác pin sau niên hạn
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng sạch mở ra cho con người nhiều lựa chọn thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống. Tấm thu năng lượng mặt trời (pin) là một trong những lựa chọn của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học môi trường và chuyên gia năng lượng đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm pin này gây ra. Chất thải từ việc sản xuất và sau khi hết hạn sử dụng đều ở mức báo động. Trong đó, chất thải nguyên liệu như axit suphua và phosphine rất độc hại cho sức khỏe con người.
Theo thống kê, với hàng ngàn MW điện mặt trời đã vận hành và hơn 10.000MW điện mặt trời đang đề nghị bổ sung quy hoạch, cả nước đã có hàng chục triệu tấm pin đang hoạt động.
Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) ước tính vào năm 2016, có khoảng 250.000 tấn chất thải tấm thu mặt trời trên khắp thế giới. IRENA dự đoán rằng số lượng này có thể lên tới 78 triệu tấn vào năm 2050.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần của các tấm pin mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 - 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và khu vực môi trường nơi triển khai dự án.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời có thể gây ra một số tác động về mặt môi trường như chiếm diện tích đất và gây ô nhiễm nhiệt, tác động tới thị giác của con người.
Việc sản xuất pin năng lượng mặt trời sử dụng một số kim loại nặng như Cd, Si,... gây ảnh hưởng nhất định đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên do với công nghệ hiện nay các pin này có tuổi thọ ngắn.
Về tổng thể, pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc khí thải độc hại. Trong trường hợp xảy ra cháy, các thành phần này có khả năng gay hại tới sức khoẻ con người.
Cảnh báo về mức độ ô nhiễm mà tấm pin năng lượng mặt trời gây ra
Cảnh báo nhiều hệ luỵ
Chuyên gia người Đức tại Viện Quang điện Stuttgart cảnh báo: Các quốc gia nghèo đang phát triển sẽ phải gánh chịu xử lý dòng chất thải độc hại nhiều hơn khi đa phần các tấm pin đều là loại thứ cấp hoặc đã qua sử dụng.
Việc tái chế tốn kém hơn nhiều so với giá trị kinh tế của các vật liệu được thu hồi, đó là lý do tại sao hầu hết các tấm pin mặt trời cuối cùng lại nằm trong các bãi chôn lấp. Khu vực chôn lấp sẽ không trồng được cây cũng như sinh hoạt hàng ngày, điều này dẫn đến lãng phí quỹ đất ngày càng nhiều.
Các quốc gia đều yêu cầu và khuyến khích nhà sản xuất cần phải có kế hoạch tái chế cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều đó không thực sự được quan tâm nhiều. Nếu nhà sản xuất pin mặt trời không tham gia các chương trình tái chế sẽ gây ra gánh nặng cho chính phủ khi phải “dọn dẹp” rác thải từ pin mặt trời.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các quốc gia nghèo và đang phát triển có nguy cơ hứng chịu hậu quả cao hơn. Cả khách hàng và nhà sản xuất đều chỉ quan tâm đến chi phí, họ muốn nó rẻ, hiệu suất cao.
Những tấm thu năng lượng “thứ cấp” thường bán cho các quốc gia có hệ thống xử lý rác thải kém phát triển hơn. Ghana, Nigeria, Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ là những điểm đến chính của rác thải điện tử.
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2015, khoảng 60 - 90% rác thải điện tử được buôn bán và vứt bỏ bất hợp pháp ở các quốc gia đang và kém phát triển.
Các quốc gia luôn khuyến khích tái chế các tấm pin mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Tuy nhiên, cần có kinh phí đủ lớn cho tái chế. Do đó, cần cân nhắc chi phí tái sử dụng và hiệu quả nặng lượng để cân nhắc có nên sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời hay không.
Cần có những giải pháp cụ thể
GS. TS. Đặng Thị Kim Chi, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhấn mạnh, tấm pin mặt trời sau khi hết hạn dù được thu hồi cũng rất khó xử lý. Sản phẩm này không chỉ khó phân hủy trong môi trường tự nhiên mà còn chứa các kim loại nặng, nên nếu để nó trong môi trường sẽ rất nguy hại.
Dù những dự án điện mặt trời mới phát triển, nhưng cần nhìn nhận không phải tấm pin mặt trời nào cũng có thời hạn sử dụng 15 - 20 năm. Sẽ có những tấm pin hỏng sớm, hỏng ngay, vậy vấn đề xử lý như thế nào thì ngay bây giờ phải nghiên cứu. Cần sớm có những quy định chặt chẽ ngay từ khi các dự án mới phát triển.
PGS. TS. Võ Viết Cường (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM) cho rằng, xét về mặt quản lý nhà nước, cần phải luật hóa để buộc nhà sản xuất thu hồi các sản phẩm của mình khi hết vòng đời thay vì quy về cho chủ đầu tư. Hiện nay, các nhà sản xuất bán thiết bị vào Việt Nam không bắt buộc thu hồi, song nếu muốn bán vào thị trường Mỹ hay các nước tiên tiến nhà sản xuất phải cam kết thu hồi sản phẩm khi hết hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần phải có những biện pháp cụ thể như: Cần áp đặt chi phí tái chế vào giá thành sản phẩm để đảm bảo rằng mọi sản phẩm bán ra đều được xử lý, tái chế theo đúng quy trình. Quỹ tái chế sẽ có trách nhiệm vận hành quy trình xử lý các tấm pin hết hạn sử dụng một cách an toàn trong thời gian dài ngay cả khi các nhà sản xuất phá sản.
Chính phủ nên ban hành luật để ngừng hoạt động, lưu trữ hoặc tái chế các tấm pin mặt trời để chúng không bị chôn vùi trong các bãi rác. Công dân cũng có quyền khởi kiện các cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp khi họ vi phạm luật môi trường. Điều này cần chung tay của cả xã hội để tránh khỏi sự phơi nhiễm với các chất độc nguy hiểm.
Chất lượng các tấm pin cần được nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường. Sustainable Power Group hoặc sPower từng tuyên bố cadmium trong các tấm pin của họ không tan trong nước nhưng thực tế cho thấy chúng có thể bị rửa trôi gần như hoàn toàn trong vài tháng ra môi trường bởi nước mưa.
Cần có cơ chế giám sát quản lý môi trường. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cần giám sát chặt chẽ hơn các lô hàng chất thải điện tử và khuyến khích các quốc gia nhập khẩu tấm pin mặt trời đã qua sử dụng nên áp dụng một khoản phí tái chế hoặc quản lý dài hạn.
Một quỹ tái chế và quản lý chất thải như vậy sẽ giúp các quốc gia giải quyết các vấn đề khác về chất thải điện tử đồng thời hỗ trợ sự phát triển của một ngành công nghệ cao mới trong việc tái chế các tấm pin mặt trời.
Các nhà sản xuất cần phát triển những tấm mô-đun sạch trong tương lai, không có đầu vào độc hại và kim loại hiếm tái chế.
Theo Tổng cục Môi trường, tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ nếu chôn lấp không đúng quy định có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước do phát sinh kim loại nặng hoặc phát sinh khí thải độc hại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong trường hợp xảy ra cháy.
Bùi Quyền
Tin mới
Giá vàng hôm nay 22/9: Thị trường trong nước quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay 22/9 bất ngờ quay đầu giảm. Theo đó, vàng SJC miếng bán ra ở mức 69,10 triệu đồng/lượng.
Giá cà phê hôm nay 22/9: Cà phê trong nước giảm 500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/9, cà phê trong nước quay đầu giảm mạnh, mức giảm 500 đồng/kg. Giá cà phê trên hai sàn Robusta London và Arabica New York giờ đóng cửa ngày 22/9 đều giảm mạnh
Dự báo thời tiết ngày 22/9: Bắc và Trung Bộ nắng nóng
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), nắng nóng mạnh diễn ra ở hầu khắp các vùng trên cả nước. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có thể mưa giông vào chiều tối và tối, cảnh giác với thời tiết cực đoan.
Nam Định: Tạo chuyển biến nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) là một nhiệm vụ mới và yêu cầu triển khai cấp bách, do vậy các nhiệm vụ giải pháp phải được triển khai đồng bộ. Trong đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về CĐS là nhiệm vụ quan trọng tiên quyết, thường xuyên được các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp với các ngành chức năng quan tâm tổ chức thực hiện, góp phần vào thành công chung trong lộ trình CĐS của tỉnh.
Quảng Ninh: Thu giữ 2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc
2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc được tập kết tại bãi đất trống ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã được bàn giao cho Công an huyện Tiên Yên xử lý theo quy định.
Cảng biển Việt Nam cần nâng cao năng lực, đột phá để cạnh tranh quốc tế
Sáng 21/9, tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), hơn 500 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành thuộc 83 cảng biển trong cả nước và đại diện các doanh nghiệp cung cấp thiết bị ngành khai thác cảng tham dự “Hội nghị thường niên năm 2023” của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), do Cảng Đồng Nai đăng cai tổ chức.
Câu chuyện thương hiệu
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á
Gam màu sáng - tối mang thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á