Cụ thể, theo bà Thảo đến hết năm 2019 đã có hơn 30 văn bản về điều kiện kinh doanh được ban hành, theo báo cáo từ các Bộ thì đã cắt giảm hơn 50% số điều kiện kinh doanh trước đây. Song về cơ bản, các điều kiện kinh doanh này quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tuỳ ý trong thực thi đã được cắt bỏ.

Ngoài ra, nhiều điều kiện kinh doanh được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, chủ yếu là đơn giản hoá chứ ít cắt bỏ. Đơn cử như các quy định giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm yêu cầu về quy mô diện tích của cơ sở vật chất. "Do đó, rà soát độc lập thì kết quả cắt giảm thực chất chỉ khoảng hơn 30% số điều kiện kinh doanh," bà Thảo thông tin.

Đáng lưu ý, mặc dù các Bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh, nhưng chưa có báo cáo đánh giá nào về hiệu quả và tác động của cải cách điều kiện kinh doanh; thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện, bà Thảo chỉ ra.

hưa có báo cáo đánh giá nào về hiệu quả và tác động của cải cách điều kiện kinh doanhhưa có báo cáo đánh giá nào về hiệu quả và tác động của cải cách điều kiện kinh doanh

Đánh giá về quá trình này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, việc đưa ra mục tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh và đơn giản hoá thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn khá mờ nhạt song đã tạo ra niềm tin cho thị trường.

Năm 2018, các bộ đã khá rầm rộ trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính và cho ra đời hàng loạt Nghị định mới. Nhưng cho đến nay, tính thực chất của các văn bản này ở mức độ nào thì khó có thể kiểm chứng được.

Theo TS. Cung, việc mục tiêu "đơn giản hoá" là khá mờ và có quá nhiều cách để thực hiện nên không mang lại sự chuyển biến rõ rệt đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Song ít nhất, đợt cải cách này tạo ra sự tích cực của một số ngành khi "cắt" đúng những rào cản và tạo ra niềm tin trong thị trường, cho thấy tinh thần nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ và thúc đẩy môi trường đầu tư. 

Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, với việc bãi bỏ được hàng nghìn điều kiện kinh doanh, cải cách điều kiện kinh doanh có thể coi là "thương hiệu" của Chính phủ nhiệm kỳ này.

Năm 2019, theo điều tra của VCCI, doanh nghiệp đánh giá tích cực về sự chuyển động trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, tỷ lệ khó khăn trong kinh doanh có giảm đi, nhưng nếu nhìn lại thì khái niệm điều kiện kinh doanh chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật, ông Tuấn nêu vấn đề.

Đồng thời, ông Đậu Anh Tuấn nhìn nhận, cải cách không nên thiên về trình diễn, đưa ra con số, khẩu hiệu hay. Suy cho cùng, khi cải cách thì hiệu quả cho nền kinh tế, lợi ích cho người dân mới là quan trọng nhất.

Phương Thảo