Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và ngành đồ uống – cần xem xét thấu đáo

Đó là đánh giá chung của các đại biểu tham dự Hội thảo “Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và ngành đồ uống”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức sáng 8/8 tại Hà Nội.

Quanh cảnh hội thảo
Quanh cảnh hội thảo

Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được Bộ Tài Chính chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Đối với ngành đồ uống, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của đề xuất điều chỉnh của luật, với để xuất tăng thuế suất theo lộ trình tăng liên tục hàng năm đến năm 2030 đối với mặt hàng rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hội thảo được tổ chức để tiếp tục ghi nhận và phản ánh các ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các đối tượng chịu tác động trực tiếp, gián tiếp… nhằm đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật.

Hội thảo diễn ra với sự có mặt của các đại diện đến từ Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan, các chuyên gia kinh tế, y tế, luật pháp, xã hội, các hiệp hội và đặc biệt là các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo luật.

Với đề xuất của Bộ Tài chính: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trước 2 phương án tăng thuế cao và sốc đối với mặt hàng rượu, bia mà Ban soạn thảo đề xuất hiện nay, doanh nghiệp chưa thể đánh giá được hết các tác động, báo cáo đánh giá tác động của Ban soạn thảo mới chỉ đề cập tới con số tăng thu ngân sách mà chưa có các đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng, tác động cụ thể tới giảm sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu, ảnh hưởng tới lao động, an sinh xã hội như thế nào, tác động tới các ngành hàng liên quan trong chuối cung ứng, dịch vụ ra sao?

Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), ông Nguyễn Văn Việt
Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), ông Nguyễn Văn Việt phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), ông Nguyễn Văn Việt cho biết:

Hiệp hội VBA và doanh nghiệp ngành đồ uống thấu hiểu và chia sẻ với các mục tiêu quản lý Nhà nước cũng như sự ổn định, an toàn sức khỏe của người dân và cộng đồng. Hiệp hội VBA ủng hộ chủ trương của Nhà nước về tăng thuế, tuy nhiên đối với 2 phương án lấy ý kiến lần này cần xem xét, đánh giá cẩn trọng và có lộ trình, xem xét lùi thời điểm áp dụng, giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia trên cơ sở đánh giá toàn diện các tác động trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Đối với mặt hàng nước giải khát có đường hiện nay còn rất nhiều tranh luận về các bằng chứng khoa học liên quan tới đối tượng áp dụng, nguyên nhân chính gây thừa cân béo phì, bệnh không lây nhiễm… cần xem xét chưa nên bổ sung mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn này. Cần đánh giá thật kỹ lưỡng toàn diện, tham vấn các ý kiến chuyên gia, nhà khoa học với đề xuất mặt hàng mới này.

Với các đề xuất này sẽ có tác động lớn: trực tiếp tới các doanh nghiệp ngành hàng sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát mà còn tác động tới chuỗi ngành hàng liên quan, tới lao động, an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Văn Việt chia sẻ, theo số liệu được Oxford Economic đưa ra, ngành bia tạo ra 23 triệu công ăn việc làm và đóng góp 66 tỷ USD tiền thuế cho các chính phủ trên toàn thế giới trong năm 2019; mặc dù ngành bia chỉ chiếm khoảng 3% lao động, nhưng đang tạo ra tới 7% giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm khoảng 6% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Theo tính toán, cứ 1 công việc trực tiếp tại nhà máy tạo ra khoảng trên 50 công việc gián tiếp trong chuỗi cung ứng phụ trợ

Hiện nay, đang có rất nhiều luồng ý kiến tranh luận với những đề xuất trên, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp còn khó khăn mà các cơ quan báo chí cũng đã phản ánh rất nhiều trong thời gian qua.

Trước những đề xuất tăng thuế cao cũng như bổ sung mặt hàng mới vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét cẩn trọng, đánh giá thật kỹ lưỡng toàn diện trong điều kiện ở Việt Nam, tham vấn các ý kiến chuyên gia, nhà khoa học… để có chính sách đảm bảo hài hòa các lợi ích nhất.

Để tiếp tục góp ý hoàn thiện dự án Luất thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Hiệp hội VBA mong muốn tại hội thảo sẽ nhận được các ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành đồ uống, các ngành phụ trợ, các đối tượng chịu tác động trực tiếp, gián tiếp, đóng góp từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhất là mặt hàng mới được bổ sung như Nước giải khát có đường đang còn nhiều ý kiến tranh luận về các bằng chứng khoa học.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế

Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, kiêm giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, bức tranh kinh tế toàn cầu suy giảm, phục hồi chậm sau đại dịch Covid-19, môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều rủi ro, bất định và đều tác động khá mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng. Tình hình kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024, ghi nhận phục hồi không đồng đều, hành vi tiêu dùng, lối sống thay đổi, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, ngành đồ uống lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm (năm 2021 giảm 12%, năm 2022 giảm 6%, năm 2023 ước giảm 10 - 12% so với năm trước).  

Với tác động của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có thể tăng thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó giảm thu thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp… như vậy, tổng hòa về việc tăng hay giảm thu thuế là chưa rõ? cần đánh giá tác động một cách thấu đáo và toàn diện, để từ đó lựa chọn hướng sửa đổi phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA)
Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), Nguyễn Thị Cúc phát biểu

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), việc điều chỉnh tăng thuế suất các mặt hàng rượu bia trong thời gian tới là cần thiết và phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, cần hướng đến chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hài hòa các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt đề ra. Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, có thể hạn chế sản xuất rượu bia, tuy nhiên chưa hẳn đã đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu bia do thực tế việc tăng thuế cao có thể dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập phân khúc cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp có nhiều khả năng chuyển cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách dân tự nấu rượu, tự pha chế, không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Theo đó, mục tiêu hạn chế tiêu dùng, đảo bảo sức khỏe cộng đồng khó thức hiện. Cân nhắc nghiên cứu kỹ thêm tác động tăng thuế nhanh, cao theo dự luật đến thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngừơi tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng. Xem xét phương án giãn thời gian tăng thuế suất có lộ trình, để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn.

Bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh, ví dụ năm đầu tăng thuế suất 5%, các năm tiếp theo thuế suất sẽ tăng theo lộ trình vài năm thay vì 1 năm. Khi có chính sách hợp lý thì sẽ hài hòa hơn các mục tiêu đặt ra của thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng thuế không quá đột ngột và có lộ trình, để các tổ chức kinh doanh có thời gian chuyển đổi, không ảnh hưởng quá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, đến thị trường và người lao động trong chuỗi cung ứng liên hoàn này.

Chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long
Chuyên gia kinh tế PGS. TS Ngô Trí Long chia sẻ

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long đánh giá, nguyên tắc của việc đánh thuế là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Nguyên tắc quan trọng này đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng. Thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước sẽ không tạo ra những cú sốc tăng thuế cho doanh nghiệp, xã hội, cho người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp, nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng…

Với tỷ lệ tăng quá cao và tiến độ tăng thuế liên tục hàng năm trong các phương án do Bộ Tài chính đề xuất hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng nặng nề, hậu quả là Chính phủ sẽ thất thu thuế. Do đó, cần xem xét cân nhắc kỹ việc tăng thuế trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp, mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP, ông Nguyễn Đăng Sinh
Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), ông Nguyễn Đăng Sinh chia sẻ

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), ông Nguyễn Đăng Sinh cho rằng, ngành đồ uống bia, rượu, nước giải khát là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng bên cạnh giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống lâu đời, đồ uống đã tồn tại song hành với đời sống của người dân Việt Nam từ nhiều năm và là một phần không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng như hiếu, hỷ, tiếp khách, thờ cúng tổ tiên, mang một nét đẹp riêng trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đã trở thành chất xúc tác cho những buổi gặp gỡ, gắn kết. Sản phẩm bia, rượu vẫn thường xuất hiện trong các bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao, các nguyên thủ quốc gia khi tới đất nước Việt Nam.

Đã có nhiều công trình khoa học trên thế giới chứng minh bia, rượu vang nếu sử dụng ở mức độ hợp lý có lợi cho sức khỏe tùy điều kiện sức khỏe của mỗi người, sẽ có mức sử dụng hợp lý khác nhau.

Tại buổi hội thảo, nhiều chuyên gia, các nhà quản lý và doanh nghiệp đã phát biểu tham luận, đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và ngành đồ uống. Sau khi đọc dự thảo lần 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và tờ trình số 178/TTr/BTC ngày 24/7/2024, ông Nguyễn Đăng Sinh đánh giá:

Cần phải đánh giá tác động khi điều chỉnh thuế từ nhiều phía thật cụ thể, đầy đủ về kinh tế xã hội, trên quan điểm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu điều chỉnh tăng thuế tại thời điểm năm 2026 lên 70 - 80% của bia, rượu là chưa phù hợp, bởi sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp mới từ từ hồi phục, lại chịu tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông nên tiêu thụ giảm, dẫn đến sản lượng sản xuất giảm, nguồn thu thuế giảm theo; đồng thời, gia tăng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Do đó, Hiệp hội VATAP đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ, đánh giá thật đầy đủ những tác động rồi quyết định tăng hay giảm cho phù hợp của từng thời điểm.

Phó cục trưởng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê
Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê phát biểu

Liên quan tới vấn nạn rượu bia bất hợp pháp tại Việt Nam, Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ, hiện nay 63% lượng rượu tiêu thụ ở Việt Nam (chủ yếu là rượu thủ công do dân tự nấu, rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ) vẫn chưa được quản lý. Tình trạng này không những gây lo ngại về sức khỏe người sử dụng mà còn gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, tạo gánh nặng cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra, xử lý 153 vụ liên quan đến mặt hàng rượu, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 1,5 tỷ đồng và 38 vụ liên quan đến mặt hàng bia với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 587 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Lê cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: sự chênh lệch lớn giữa rượu bia hợp pháp và bất hợp pháp như thuế, chi phí tuân thủ cao, sự chấp nhận các sản phẩm bất hợp pháp của người tiêu dùng, do thu nhập thấp, nhận thức của người dân chưa cao, thông tin không rõ ràng, bị hấp dẫn do quảng cáo, xu hướng sính hàng ngoại xách tay, công tác thực thi pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, lực lượng kiểm tra giám sát còn mỏng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan…

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành

Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.