Sa Pa (Lào Cai)

Dù đến với thị trấn mờ sương này lần đầu hay đã ghé thăm nhiều rồi thì Sa Pa vẫn là điểm đến đầy hấp lực mỗi mùa trảy hội xuân. Là bởi cái không khí bảng lảng hơi sương, những triền đào rừng hồng thắm, những rặng núi trập trùng khi ẩn, khi hiện trong mây mù, những điệu múa xòe và cạp váy Mường rực rỡ, những trò chơi dân gian và nhiều phong tục đón Tết của người vùng cao chưa khi nào thôi khiến những bước chân tìm về Tây Bắc.

Sa Pa (Lào Cai)

Mấy năm trở lại đây, khi tuyến cáp treo nối thẳng lên đỉnh Fasipan được Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành, Sa Pa đã có thêm một điểm vui xuân vô cùng độc đáo. Không chỉ được ngắm mây và cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ từ “nóc nhà Đông Dương”, bạn còn có thể hoà mình vào những lễ hội mang đậm văn hoá Tây Bắc tại Sun World Fansipan Legend.   

Đã thành thông lệ, 3 năm nay, cứ vào độ xuân là du khách lại đến đây để trảy hội khèn hoa. Năm nay, Lễ hội đậm sắc màu vùng cao chỉ có ở Sun World Fansipan Legend này sẽ diễn ra từ ngày 27/1-27/2/2020.

Đây là dịp để du khách du ngoạn Sa Pa không chỉ được thưởng thức những giai điệu khèn ngọt ngào, réo rắt do các nghệ nhân nổi tiếng từ khắp các bản làng Tây Bắc thể hiện mà còn được chiêm ngưỡng những điệu múa khèn vô cùng độc đáo mà trước đây, chỉ khi dành thời gian vào sâu trong những làng bản khắp Tây Bắc, họ mới có thể được tận thấy. 

Bên cạnh cuộc thi múa khèn là các màn biểu diễn nghệ thuật vùng cao trong không gian văn hóa Tây Bắc đặc trưng với nếp nhà sàn, chợ bản, các trò chơi dân gian, những màn đua ngựa đầy hấp lực…

Từ ngày 02/2-27/3/2020, tại Sun World Fansipan Legend còn diễn ra Hội xuân mở cổng trời. Lễ hội sẽ mở ra không gian văn hóa tâm linh đặc sắc, ấn tượng với tiểu cảnh hoa sen thuần khiết, thanh tịnh hay show nghệ thuật Quan thế Âm Bồ Tát huyền diệu…

Sa Pa (Lào Cai)

Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động du lịch tâm linh trên đỉnh Fansipan như: chiêm bái xá lợi Phật linh thiêng được đặt trang trọng và tôn nghiêm trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà - bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam; vãn cảnh cầu an tại quần thể tâm linh linh thiêng với những công trình kiến trúc mang dáng dấp chùa Việt thế kỷ 15-16 được tạo dựng kỳ công trên đỉnh Fansipan như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự…

Mộc Châu (Sơn La) và Mai Châu (Hoà Bình)

Mộc Châu cũng là cái tên quen thuộc đối với các tín đồ du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Mỗi dịp Tết đến xuân về, Mộc Châu như khoác lên mình chiếc áo mới, với những vườn hoa đào, hoa mận, hoa cải nở rộ, những đồi chè xanh như những lớp sóng xanh nối dài trên các triền núi….

Một điểm đến khác cũng bình yên và trong trẻo không kém Mộc Châu chính là địa danh Mai Châu. Bạn sẽ được ngắm khung cảnh hùng vĩ và vẻ đẹp của núi đá, hang động và cả những thung lũng yên bình ngập trong sương sớm.

Sa Pa (Lào Cai)(Ảnh: Internet)

Mai Châu còn nổi tiếng với nét văn hóa dân tộc truyền thống qua các lễ hội đặc sắc. Điển hình như Lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hằng năm; Lễ hội Lồng Tồng của người Tày diễn ra từ mùng 5 đến 15 tháng Giêng âm lịch…

Đến với vùng cao nguyên ngày Tết, đừng quên thưởng thức những món ăn mang hương vị núi rừng như cơm lam, thịt trâu gác bếp, măng rừng khô xào lòng gà, cá suối nướng trui, gà đồi nướng mắc khén…

Hạ Long (Quảng Ninh)

Với những người yêu thích hơi thở của biển cả, vịnh đảo thì Hạ Long là điểm đến “sáng cửa” nhất “Vịnh Bắc Bộ”. Mỗi mùa mang đến cho Hạ Long một vẻ đẹp khác nhau. Và trong những ngày giao mùa, tiết trời se lạnh cùng độ ẩm thấp khiến nơi đây trở nên mờ ảo, những mỏm đá vôi xanh ngắt cũng lẩn khuất trong màn sương bảng lảng, tạo nên một khung cảnh vô cùng thi vị và lãng mạn. Vẻ đẹp ấy từng được Tạp chí CNTraveller mô tả là “giấc mơ bất tận”, thu hút khách thập phương đổ về đây những dịp đón năm mới.    

Một điểm vui chơi giải trí nhất định phải ghé đến trong dịp Tết năm nay là quần thể vui chơi giải trí Sun World Halong Complex. Công viên giải trí lớn nhất miền Bắc này quy tụ rất nhiều hạng mục tham quan, vui chơi giải trí tầm cỡ như Cáp treo Nữ hoàng và khu vui chơi trên đỉnh Ba Đèo với vườn Nhật Bản, cầu Koi, khu vui chơi trong nhà Kidoland….

Sa Pa (Lào Cai)

Với những ai yêu thích mạo hiểm và muốn trải nghiệm cảm giác “cực đã” thì các trò chơi cảm giác mạnh tại công viên Rồng - Dragon Park là gợi ý đặc biệt thú vị. Ở mỗi góc của Dragon Park, bạn lại được quăng mình vào những cảm xúc khác nhau, khi thư giãn trôi theo con thuyền trên Dòng sông lơ đãng, lúc lại muốn bật tung sảng khoái với Vòng xoay tử thần, Tê giác cuồng nộ, Phi long thần tốc…

Bên cạnh đó, du khách đến Quảng Ninh dịp Tết còn có thể tham gia nhiều lễ hội lớn như Lễ hội Yên Tử - tổ chức hàng năm trong khoảng thời gian mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Cửa Ông (từ mùng 2 Tết đến hết tháng 3 âm lịch), Lễ hội Tiên Công (bắt đầu từ ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch)…

Ninh Bình

Sở hữu phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, nhiều danh thắng và đền chùa nổi tiếng nên vùng đất cố đô này là điểm đến được nhiều người yêu thích dịp đầu xuân năm mới.

Về Ninh Bình chắc hẳn không thể bỏ qua trải nghiệm ngồi trên thuyền khám phá Tràng An. Với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp cùng những dòng sông uốn lượn chảy qua những dãy núi đá vôi đã tạo nên vô vàn hang động tự nhiên huyền ảo, kỳ bí cho nơi đây. Rất gần với Tràng An là Hang Múa, nơi được mệnh danh là Vạn lý trường thành của Việt Nam khi hội tụ cả vẻ đẹp thiên nhiên và tâm linh với 486 bậc đá, ngắm trọn vẹn phong cảnh Tam Cốc.

Sa Pa (Lào Cai)(Ảnh: Internet)

Một điểm được nhiều du khách ghé thăm dịp năm mới chính là ngôi chùa Bái Đính, nằm cách thành phố Ninh Bình 15 km, là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam. Lễ hội Chùa Bái Đính khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, các lễ hội khác như Lễ hội Tràng An, Lễ hội Hoa Lư cũng được tổ chức vào khoảng đầu và giữa tháng 3 âm lịch.

Phương Thảo