Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đức “thu hoạch” được những gì ở Trung Á?

Thủ tướng Olaf Scholz trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ. Ông muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á.

Theo giới chuyên gia, trong chuyến công du lần này, ông Olaf Scholz tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn với các nước Trung Á, đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực năng lượng và kinh tế, khai thác nguồn dầu khí dồi dào của Trung Á để thay thế nguồn cung từ Nga.

Trung Á là vùng đất có nhiều lợi thế trong chiến lược của các nước lớn. (Nguồn: TCA)
Trung Á là vùng đất có nhiều lợi thế trong chiến lược của các nước lớn. Nguồn TCA.

Năm 2023, Kazakhstan xuất khẩu 8,5 triệu tấn dầu sang Đức, chiếm 11,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Đức và tăng từ khoảng 6,5 triệu tấn trước xung đột Nga - Ukraine. Sự gia tăng này đưa Kazakhstan trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Đức sau Na Uy và Mỹ, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Trong khi đó, các khoản đầu tư của Đức vào Kazakhstan tăng 64% vào năm 2023 so với năm 2022.

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ông Olaf Scholz liên quan đến vấn đề địa chính trị. Thủ tướng Đức muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á.

Thủ tướng Đức Olaf Sholz đã bị Tổng thống Kazakhstan Tokayev “dội gáo nước lạnh” khi khẳng định, Nga là nước “không thể chiến bại” về quân sự. Việc leo thang chiến trang tại Ukraine sẽ dẫn tới những hậu quả không thể sửa chữa được đối với toàn thể nhân loại, trước hết đối với tất cả các nước tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ các nước Trung Á tại Astana, Kazakhstan ngày 17/9. (Nguồn: EFE)
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ các nước Trung Á tại Astana, Kazakhstan ngày 17/9. Nguồn EFE.

Phát biểu của nhà lãnh đạo Kazakhstan chắc chắn sẽ khiến Thủ tướng Đức phải suy nghĩ lại về chính sách leo thang “đối đầu với Nga” tại Ukraine, trong bối cảnh phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ Đức dành cho Kiev.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng không rời Astana với “hai bàn tay trắng”. Chuyến đi Trung Á của ông đã góp phần tăng cường quan hệ của Đức với các quốc gia hàng đầu trong khu vực là Kazakhstan và Uzbekistan.

Với Uzbekistan, Đức đạt thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức. Tại Kazakhstan, hai bên đạt thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong 66 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 55 tỷ USD, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng, sản xuất khí o xy, xây dựng sân bay, khai thác muối kali và axit boric.

Các nước Trung Á và Đức cam kết tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại, năng lượng, khai thác khoáng sản, chống biến đổi khí hậu, đấu tranh chống di cư bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.

Trung Á gồm 5 nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, có diện tích khoảng 5,6 triệu km2. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá (có ở hầu hết các nước), các loại đất hiếm như litium, uranium có trữ lượng lớn nhất thế giới, tiềm năng dồi dào về thủy điện, có nhiều mỏ sắt, đồng, vàng, muối mỏ…

Với dân số gần 80 triệu người, Trung Á đang nổi lên như một khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng, với đặc trưng lịch sử phong phú, di sản văn hóa đa dạng, có vị trí chiến lược nằm ở nơi giao cắt giữa Châu Á và Châu Âu.

PV/baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tạm dừng hoạt động giáo dục tại Trường THCS Lâm Phú do bị sạt lở
Tạm dừng hoạt động giáo dục tại Trường THCS Lâm Phú do bị sạt lở

Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng hoạt động giáo dục tại trường Trường THCS Lâm Phú do công trình nhà lớp học 2 tầng đang xây dựng tại đây bị hư hỏng nặng do sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình khác đang sử dụng.

HOSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Tân Tạo (ITA)
HOSE đình chỉ giao dịch cổ phiếu Tân Tạo (ITA)

Sau nhiều lần nhắc nhở về công bố thông tin mà chưa công bố bổ sung, cổ phiếu CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA - sàn HOSE) đã bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch.

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại TP. Đài Châu
Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại TP. Đài Châu

Đoàn Công tác của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP. Đài Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

Thanh Hóa triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn
Thanh Hóa triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa (PCTT,TKCN&PTDS) vừa có Công văn số 112/PCTT,TKCN&PTDS, ngày 20/9/2024 đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu

Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội

Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.