Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đường đến trường đầy gian nan của con em công nhân

Vào đầu năm học mới, việc tìm được một ngôi trường phù hợp cho con đối với những người làm công nhân - luôn là nỗi lo thường trực. Họ phải chạy đôn chạy đáo để tìm nhưng chỗ tiếp nhận thì chi phí cao so với đồng lương eo hẹp của công nhân.

Chị Nguyễn Thị Thùy, công nhân Công ty TNHH Nidec Sankyo (TP. HCM) cho biết, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, chị hết sức lo lắng vì không tìm được chỗ gửi con thì người chị họ ở quê đánh tiếng lên trông giúp với khoản tiền công tượng trưng. Thế nhưng, người chị này thường bận bịu việc gia đình nên cứ đi đi về về khiến sinh hoạt của chị bị xáo trộn.

Đến khi con chị được 15 tháng tuổi thì chị này xin về quê hẳn, vợ chồng chị chạy đôn chạy đáo tìm chỗ gửi con nhưng hết sức khó khăn. "Các trường công ở quận 9 không nhận con tôi vì bé chưa biết đi. Năn nỉ lắm có một trường tư nhận vào với giá 2,3 triệu đồng/tháng. Giá này quá cao so với thu nhập của công nhân, nhưng vợ chồng tôi đành chịu vì không còn cách nào khác. Hiện nay, chi phí để cho con đi học là cao so với số tiền lương ít ỏi của công nhân", chị Thùy chia sẻ.

Đường đến trường đầy gian nan của con em công nhân - Hình 1

Trường Mầm non KCX Tân Thuận (quận 7, TP. HCM) là một trong số ít trường dành riêng cho con công nhân

Vợ chồng chị Hoàng Thị Minh - anh Trần Văn Đức (cùng làm CN Công ty TNHH Pao Yuan Việt Nam; quận Thủ Đức, TP HCM) phải gửi con cho hàng xóm trông với giá 3 triệu đồng/tháng. Số tiền 3 triệu đồng/tháng là tiền gửi con, còn sữa, cháo, tã cho bé, chị Minh phải gửi thêm, vì thế thu nhập 6 triệu đồng/tháng của chị chỉ đủ lo cho con.

Việc lo cho con đi học đã khó nhưng nó chưa là gì so với việc phải vất vả khi con đến tuổi vào lớp 1. Không giống như cho con đi học nhà trẻ (trường tư nhiều, chịu đắt một tý thì cũng dễ xin cho con vào học, chủ động được thời gian đón con) còn khi con lên lớp 1 thì tình trạng trường lớp quá tải, trường công ưu tiên cho người có hộ khẩu thường trú đến tạm trú dài hạn rồi mới đến tạm trú, giờ giấc thì cố định nên đối với công nhân thời gian làm việc không cố định nên rất vất vả khi vừa đi làm vừa lo đón con.

Con mới vào học lớp 1 được một ngày nhưng anh Lê Công Thành, Công ty CP May Sài Gòn 3 (quận Thủ Đức, TP HCM), đã phờ phạc vì tranh thủ giờ ăn trưa chạy vào trường đón con. Sau khi để con ở nhà trọ, anh lại trở vào công ty làm việc. "Năn nỉ lắm quản đốc mới thông cảm cho về 30 phút để đón con, rồi trở vào làm việc chứ nội quy công ty không cho phép. Thiệt tình tôi cũng hết cách" - anh Thành than thở.

Không một người bố người mẹ nào muốn xa con mình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà họ phải chấp nhận gửi con về quê đi học, cũng chỉ mong con về quê thì bố mẹ cố gắng làm và lo cho con cuộc sống đủ đầy hơn.

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”
Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”

Ngày 19/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Ninh phối hợp với UBND TP. Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”
Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng Năm gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)
Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì cuộc Gặp mặt.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.