Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EU thảo luận việc tách giá khí đốt và giá điện để đối phó khủng hoảng năng lượng

Ngày 07/10, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu - EU đã tham dự hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Lâu đài Praha, CH Séc để tìm kiếm các biện pháp giải quyết khủng hoảng về năng lượng và kinh tế...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng CH Séc Petr Fiala cho biết, các quốc gia có mặt ở đây để cùng thảo luận về các biện pháp giảm giá năng lượng, nghiên cứu đề xuất tách giá khí đốt khỏi giá điện, cũng như triển khai các quỹ dự trữ để hỗ trợ cho các quốc gia.

Các nhà lãnh đạo EU thảo luận về khủng hoảng năng lượng
Các nhà lãnh đạo EU thảo luận về khủng hoảng năng lượng.

Ông Fiala khẳng định: “Việc tách biệt giá điện và giá khí đốt sẽ đồng nghĩa với việc giảm giá điện cho tất cả các công ty và hộ gia đình ở trong Liên minh Châu Âu”.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen bày tỏ vui mừng khi tham dự hội nghị lần này để cùng thảo luận về các vấn đề quan trọng của EU, đặc biệt sau phiên họp đầu tiên của Cộng đồng chính trị Châu Âu với sự góp mặt của các đại diện đến từ hơn 40 quốc gia. Trong bài phát biểu của mình, bà nhấn mạnh tỷ lệ khí đốt của Nga nhập khẩu vào EU hiện tại vào khoảng 7,5%, trong khi trước đây là ở mức 40%, điều này cho thấy những nỗ lực vượt bậc của toàn khối trong việc giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

“Liên minh cũng đã cố gắng giảm tổng lượng tiêu thụ xuống một phần mười và lấp đầy các kho dự trữ tới gần 90 %, có nghĩa là dự trữ cao hơn 15% so với cùng thời điểm năm ngoái. Ngoài việc mua chung khí đốt, tôi cho rằng việc ổn định giá và ngăn chặn đầu cơ là điều cần thiết. Bước tiếp theo là tách một phần tác động của giá khí đốt lên giá điện”, bà Ursula von der Leyen cho biết.

Giá khí đốt tăng cao đã đè nặng lên nhiều doanh nghiệp tại Châu Âu. Ảnh minh họa. Ảnh DW
Giá khí đốt tăng cao đã đè nặng lên nhiều doanh nghiệp tại Châu Âu. Ảnh minh họa. Ảnh DW.

Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khủng hoảng năng lượng đang gây ảnh hưởng nặng nề tới người dân và doanh nghiệp Châu Âu, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu đã có cuộc tranh luận khá cởi mở để tìm kiếm các giải pháp chung về giới hạn giá khí đốt khi mùa đông đang tới gần.

Biện pháp này được đánh giá là một trong những ưu tiên của khối để ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nền kinh tế đang rơi vào nguy cơ suy thoái nặng nề trước mùa đông tới.

Hiện tại, một sự đột phá về giới hạn giá được thống nhất giữa các quốc gia là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo dự kiến, các Bộ trưởng Năng lượng của EU sẽ gặp lại nhau vào tuần tới và có thể đạt được một số đồng thuận trước khi các nhà lãnh đạo gặp lại tại Brussels vào hội nghị ngày 20-21/10 tới.

Hải Đăng/VOV1/Praha

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW

Ngày 30/03, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt
Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt

Sau khi Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh về việc siêu thị NTA GROUP có địa chỉ Tòa Gold Tower số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội bày bán hàng hóa, thực phẩm thiếu nguồn gốc xuất xứ và tem nhãn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm. Mới đây, đại diện siêu thị NTA GROUP đã trao đổi với phóng viên về những thông tin tạp chí phản ánh.

Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới
Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới

Các nhân tố khiến nhiều tập đoàn lớn dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bao gồm: Cơ sở hạ tầng được cải thiện; nhân công rẻ; đặc biệt là sự tiến bộ của ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo giữ vị thế dẫn dắt toàn ngành công nghiệp đã duy trì được đà tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh
Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cần làm rõ khả năng tự sản xuất nguồn dược liệu, nguyên liệu trong nước. Thứ hạng của ngành dược Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất và chất lượng sản phẩm so với thế giới. Cần cân bằng giữa phát triển ngành dược hiện đại với ngành y học dân tộc, y học cổ truyền, dược liệu y học thân thiện để phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường
Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường

Liên quan vụ việc hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nghi bị ngộ độc sau buổi dã ngoại, trao đổi với báo chí, Trưởng phòng Y tế lẫn Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân không nắm được Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh cung cấp suất ăn cho bao nhiêu trường học trên địa bàn.

ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu
ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo nhận định trong một báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay.