Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EVNNPC viết tiếp truyền thống tuổi 52

Gắn bó cùng sự phát triển của ngành điện lực cách mạng Việt Nam, qua bao thăng trầm lịch sử, những cán bộ, công nhân viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang để lại biết bao dấu ấn trên chặng đường phát triển của ngành công nghiệp điện lực cũng như không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng, chuyển đổi quản trị và đầu tư vào chuyển đổi số để hội nhập và phát triển cùng đất nước.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ra đời vào năm 1969 khi đất nước vẫn còn bị chia cắt, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành điện nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Từ những ngày đầu với quy mô rất nhỏ, công ty đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một Tổng công ty hàng đầu của ngành điện lực Việt Nam.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc gắn với hình ảnh người thợ điện anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu; thông minh, bản lĩnh, không ngừng đổi mới sáng tạo trong xây dựng và hiện đại hóa lưới điện, nâng tầm dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu về điện phục vụ hàng triệu, chục triệu khách hàng từ nông thôn, miền núi, đồng bằng đến hải đảo, tiền tuyến xa xôi.

Lưới điện EVNNPC luôn được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển
Lưới điện EVNNPC luôn được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển

Anh dũng trong chiến đấu

Khoảng thời gian đế quốc Mỹ tấn công mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhiều nhà máy điện đã trở thành những trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ.

Nhà máy điện Hàm Rồng được khánh thành vào tháng 4/1964 với công suất 3.000 kW đã liên tục bị bắn phá trong suốt ba năm sau đó. Theo ký ức của những người công nhân nơi đây, có ngày máy bay Mỹ ném tới hàng chục trận bom với sức tàn phá khủng khiếp.

Tuy nhiên, cùng với nhân dân Thanh Hoá, những cán bộ ngành điện vẫn bám trụ kiên cường, liên tục phục hồi, duy trì sản xuất để đưa điện lên lưới, cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng.

Tương tự như vậy, nhiều nhà máy điện khác như Nhà máy điện Cửa Cấm, Nhà máy điện Việt Trì, Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình cũng là những nơi chịu gánh chịu sự tấn công nặng nề của máy bay Mỹ.

Những người cán bộ, công nhân Nhà máy điện Cửa Cấm, nhà máy điện than đầu tiên của Đông Dương tại Hải Phòng vẫn không thể quên được những tháng năm gian khổ đó, sự tàn phá nặng nề đến mức phải tạm ngừng hoạt động. Họ thường xuyên luyện tập các phương án xử lý khi máy bay địch đánh phá với tinh thần “ngồi trên bệ phóng không nòng”, quyết tâm bảo vệ dòng điện phục vụ cho đời sống và sản xuất chiến đấu của thành phố.

Ông Lê Nhân Vĩnh, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực 1, chia sẻ về hồi ức: “Với phương châm “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, lực lượng tự vệ Nhà máy điện Việt Trì đã xác định, bằng mọi giá phải bám lò, bám máy, giặc đến là đánh, giặc đi lại sản xuất, quyết không để mất điện”. Khó khăn là vậy nhưng tinh thần sống và chiến đấu của những người cán bộ ngành điện ở nơi đây vẫn luôn mãnh liệt với quyết tâm “giữ điện như giữ máu”, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và sản xuất của nhà máy.

Xây dựng từ gian khó

Đồng hành cùng với xây dựng và phát triển nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng của ngành điện. Điện được ví như dòng máu không những mang lại ánh sáng mà còn mang lại sức sống cho máy móc, nhà máy sản xuất…

Là tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế nông nghiệp sau khi đất nước thống nhất, Công ty Điện lực Thái Bình là một điểm sáng về điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Với yêu cầu đưa tiến bộ khoa học, cơ giới hoá vào sản xuất, nhu cầu điện năng của Thái Bình ngày càng cao nhưng lại gặp vấn đề về việc đầu tư mở rộng mạng lưới do ảnh hưởng của chế độ bao cấp, quản lý tập trung quan liêu và nền kinh tế cực kỳ khó khăn. Thời gian đó, những “chiến sĩ” ngành điện Thái Bình đã không quản ngày đêm ngừng nghỉ, quên ăn quên ngủ để xây dựng những trạm điện, lưới điện, kịp thời đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công tác điện khí hóa nông nghiệp, đảm bảo tăng trưởng sản lượng sản xuất lúc bấy giờ. Tinh thần làm việc hăng say đó đã lan toả sang cả những người dân lao động và những người cán bộ tỉnh, tạo nên một khối đoàn kết cùng chia sẻ và hoàn thành nhiệm vụ dựng xây quê “lúa”.

Cũng nhờ những hy sinh từ bữa ăn giấc ngủ của những cán bộ nơi đây mà Điện lực Thái Bình đã có thể phát triển mạnh về lưới điện khắp tỉnh, góp phần tăng nhanh năng suất lúa từ 5 tấn lên 10 tấn, 12 tấn/ha vào những năm 1980. Đó là cơ sở để Thái Bình tiếp tục hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới thời kỳ sau.

Không những Thái Bình, sau ngày giải phóng, biết bao điện lực các tỉnh thành phố trên toàn miền Bắc cũng không quản gian khó, vất vả, sáng tạo để từng bước hiện đại hóa nông thôn miền Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng…

Chính các Điện lực (nay là Công ty Điện lực tỉnh thuộc EVNNPC) đã góp phần cùng điện lực miền Bắc gây dựng và gìn giữ, tiếp nối truyền thống và ngành điện được Đảng, Nhà nước phân giao, phát triển điện vươn xa muôn nơi, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch..., là động lực không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và đời sống an sinh xã hội trong nhân dân.

Thắp sáng những miền quê

Anh dũng trong thời chiến, bản lĩnh, đồng lòng đổi mới, sáng tạo trong thời bình, “người EVNNPC” đã làm nên một Tổng công ty trở thành đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác điện nông thôn. Đến nay, 100% số xã thuộc địa bàn quản lý của EVNNPC được cấp điện, số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,79%.

Công tác đưa điện về những vùng sâu, vùng xa, biên giới phía Bắc là cực kỳ khó khăn và gian khổ bởi địa hình vô cùng hiểm trở, cơ sở vật chất tại những nơi đó nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên, điều đó lại càng tiếp thêm dũng khí cho người làm điện ở EVNNPC. Bất chấp hiệu quả kinh tế không cao hoặc có thể không có lãi, EVNNPC vẫn quyết tâm đưa lưới điện quốc gia phủ sóng toàn bộ những bản làng xa xôi.

Công nhân Điện lực Sông Mã thực hiện đóng điện vào trạm biến áp Ten Ư
Công nhân Điện lực Sông Mã thực hiện đóng điện vào trạm biến áp Ten Ư

Sơn La là một trong những tỉnh vùng núi phía Bắc có địa hình phức tạp và có nhiều khó khăn trong công tác khai phát lưới điện. Cùng với định hướng của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, ngành điện tỉnh Sơn La đã hoàn thành nhiều dự án lớn cung cấp điện lớn với tổng giá trị đầu tư hàng trăm tỷ đồng mang điện đến cho hàng chục nghìn hộ dân.  Ông Vừ A Dơ, Trưởng bản Ten Ư, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn la phấn khởi chia sẻ trong ngày được sử dụng điện lưới quốc gia đúng kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2021): Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành điện lực mà ánh sáng điện đã đến từng nhà, thỏa lòng mong đợi của bà con nơi đây. Điện về được xem tivi, tin tức thời sự, học hỏi cách sản xuất, cơ sở y tế khang trang hơn để đời sống dần được nâng lên. Đặc biệt, rất vui, hạnh phúc vì bà con được sử dụng điện lưới quốc gia, điện về mang theo những niềm vui, niềm hy vọng, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng và hạnh phúc, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. 

Đóng điện TBA Tìa Khí - bản Tìa Khí, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ
Đóng điện TBA Tìa Khí - bản Tìa Khí, xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ

Công ty Điện lực Lai Châu vừa đóng điện, đưa điện lưới quốc gia đến với 140 hộ dân 2 bản Tìa Khí và Phi Én, thuộc xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vào dịp 2/9/2021. Ông Cháng A Chí - Bí thư bản Tìa Khí xã Tủa Sín Chải chia sẻ trong ngày điện về: Bà con trong bản chủ yếu là người H’Mông, điều kiện kinh tế rất khó khăn. Nay niềm mơ ước điện lưới quốc gia về với bản đã thành hiện thực, bà con nhân dân 2 bản Tìa Khí và Phi Én rất vui mừng phấn khởi. Khi có điện sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân trong bản cũng như xã Tủa Sín Chải.

Ông Cháng A Chí - Bí thư bản Tìa Khí
Ông Cháng A Chí - Bí thư bản Tìa Khí

Cụ Cháng Từ Tú sinh ra và lớn lên tại bản Tìa Khí, nay đã ngoài 70 tuổi. Cụ chia sẻ với chúng tôi trong niềm xúc động: “Tôi không tin nổi điện có thể đưa đến được nơi này. Cả cuộc đời tôi chỉ mong ước được nhìn thấy ánh sáng điện quốc gia một lần trong đời và nay niềm mong ước đó đã thành hiện thực”.

Còn rất nhiều vùng quê, bản làng như Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lào Cai,… đã được những cán bộ EVNNPC đưa điện lưới đến. Cùng với sự có mặt của dòng diện là sự phát triển rõ rệt của những vùng quê vốn nghèo nàn, lạc hậu. Những nụ cười, niềm phấn khởi của những người dân nơi đây khi đón dòng điện về có lẽ là một phần thưởng quý giá cho bất cứ cán bộ ngành điện nào.

Niềm vui trẻ thơ ngày có điện
Niềm vui trẻ thơ ngày có điện

Qua từng chặng đường lịch sử, hình ảnh của những người làm điện tại EVNNPC đã hiện hữu ở khắp mọi nơi từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, lên rừng hay xuống biển, ra đảo xa hay nơi tiền tuyến… Điện lực miền Bắc đang tiếp nối những chặng đường của ông cha, của truyền thống “Anh cả đỏ” để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả, của niềm tin thắp sáng mà triệu triệu khách hàng không ngừng tin tưởng và gửi gắm.

Trần Phương

Bài liên quan

Tin mới

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.