Hiện giá đường chỉ còn khoảng 12.000 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng so với cách đây vài tháng. Trong khi giá mía năm ngoái từ 950.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn, thì năm nay chỉ còn 800.000 - 850.000 đồng/tấn.

Bên cạnh đó, công chặt mía vào năm trước khoảng 160.000 đồng/tấn; song năm nay tăng lên gần 200.000 đồng/tấn khiến các hộ trồng mía càng khó khăn hơn. Nếu trừ các chi phí thuê nhân công, chăm sóc, tiền thuê đất... thì gần như không có thu lời.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 1

Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng

Nhiều doanh nghiệp thu mua quá chậm, lại không có kế hoạch hướng dẫn công tác phòng chống cháy cho người dân trong thời điểm nắng nóng kéo dài, dẫn đến thời gian qua tình trạng cháy mía diễn ra quá cao, làm thiệt hại lớn về kinh tế đời sống nhất là thời điểm cuối năm và sắp đến Tết Nguyên đán.

Anh Phạm Văn Quân ở Thôn 4 xã Pờ Tó, huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai cho biết: “Nhà tôi trông gần 10ha nhưng vừa qua bị cháy gần 5ha mía thiệt hại gần 200 triệu đồng. Phía nhà máy không hỗ trợ thu mua vì lý do không lấy đầu tư. Các nhà đầu tư  khác cũng không mua. Bây giờ cho cũng không ai lấy, các nhà máy khác cũng không thu mua giùm vì khác địa bàn, lại còn tốn chi phí thuê người thu dọn nữa. Nhờ phía các nhà máy tạo điều kiện thu mua mía cho người dân chúng tôi, không là rơi vào cảnh khốn cùng”.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 2

Mía “chờ chết” giữa đồng

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 3

Tình trạng cháy mía xảy ra liên tục

Không chỉ vậy, nhiều nông dân do lo ngại giá mía xuống thấp nữa nên đã chặt sớm, làm giảm lượng chữ đường, dẫn đến chất lượng đường giảm, giá thành vì thế cũng giảm theo đáng kể. Hiện tại giá đường tinh luyện tại hàng loạt các nhà máy trong nước đã giảm xuống "đáy" với mức 12.000 đồng/1kg nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm không bán được nên không còn tiền thu mua mía cho nông dân.

Nhiều nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn mía/ngày có khả năng phải đóng cửa vì thua lỗ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống việc làm, thu nhập cuả các hộ nông dân trồng mía, công nhân trong các nhà máy đường. Ươc tính thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Ông Trần Văn Tuấn, thôn 6 xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết : “Năm nay, trồng mía khó nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhà tôi có 5 ha mía với sản lượng đạt khoảng 100 tấn/ha. Nhưng với tốc độ mua mía chậm nên nhân công cũng nản, ít người làm đẩy giá nhân công lên cao.  Chỉ mong các nhà máy hoạt động đều, còn cứ để tuột giá và thu mua chậm thế này thì người dân chúng tôi lỗ chết”.

Gia Lai: Người trồng mía lao đao vì nhà máy đường thu mua cầm chừng - Hình 4

Tài xế tham gia vận chuyển mía cũng rơi vào cảnh khó khan làm ăn

“Hiện nay, lượng xe chở mía vấn nhiều như mọi năm nhưng năm nay do nhà máy thu mua chậm quá nên có khi cả tuần mới chở được 1 chuyến mía. Đường di chuyển tới nhà máy thì xa lại đi như rùa bò nhích từng tý một trước cổng nhà máy mãi mới vào đổ mía được. Cứ đà này, không chỉ người trồng mía mà như cánh tài xế chúng tôi cũng chết chắc”.

Trước tình hình trên, chính quyền các địa phương, các nhà máy cần có chính sách hỗ trợ thiệt hại kịp thời và đẩy nhanh tiến độ thu mua mía cho người dân, để người dân yên tâm đầu tư vào loại cây trồng này.

Doãn Dật – Duy Lux