Cụ thể, đối với vi xuất nhập khẩu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, Dự thảo quy định phạt tiền từ 70-100 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Phạt tiền từ 50-70 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70 đến dưới 100 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50 đến dưới 70 triệu đồng.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30 đến dưới 50 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 triệu đồng.
Giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam bị phạt tối đa 100 triệu đồng
Ngoài ra, theo Dự thảo, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được đưa ra gồm buộc tiêu hủy tang vật vi phạm thuộc loại gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật không còn.
Theo Bộ Tài chính, Nghị định cũ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, sau hơn 3 năm thực hiện cần được sửa đổi, bổ sung, vì một số căn cứ pháp lý của Nghị định hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực.
Đồng thời, thực tiễn cũng cho thấy Nghị định bộc lộ những hạn chế như một số hành vi vi phạm định danh chưa rõ ràng, chưa phù hợp, nên quá trình thực hiện thiếu thống nhất, như hành vi khai sai, không khai, không đúng nội dung giấy phép, không có giấy phép…
Hoặc thiếu chế tài xử phạt một số hành vi vi phạm phát sinh từ các quy định mới về thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách mặt hàng hoặc từ các vụ việc cụ thể phát sinh trong thời gian qua.
Hằng Vương