Cụ thể, Thủ tướng cho hay, hiện vốn đầu tư công đang tồn có 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, đây là nhiệm vụ đặt ra rất lớn cho đất nước. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát triển khai "gấp" các biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn mồi này cho nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để khôngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để không

Theo Thủ tướng, trước kia, việc điều chuyển vốn phải được Quốc hội phê duyệt, nhưng Quốc hội mới đây đã giao thẩm quyền điều chuyển vốn cho Thủ tướng. Vì vậy, nơi nào, ngành nào không làm tốt sẽ bị điều chuyển ngay và tinh thần là điều chuyển vốn ngay trong tháng 8/2020.

Thủ tướng cầu các tỉnh phải quán triệt tinh thần nửa tháng họp giao ban về giải ngân đầu tư công một lần để thúc đẩy, kiểm điểm, nguyên nhân vì sao chậm giải ngân. Các bộ, địa phương phải thành lập đoàn kiểm tra do đích thân Bộ trưởng, trưởng ngành làm chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.

"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương nói rất khó, rất cần, nhưng khi có rồi lại không triển khai được, giao phó hết cho cấp dưới" - người đứng đầu Chính phủ cho biết và nhấn mạnh: "Các lãnh đạo tỉnh thấy giải ngân vốn đầu tư công khó thì đừng có xin về, đừng để mang tiếng", Thủ tướng nêu.

Do đó, thời gian tới, Chính phủ sẽ yêu cầu bí thư, chủ tịch, các giám đốc sở, chủ dự án phải xuống tận nơi các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ nửa tháng họp một lần và có các Phó Thủ tướng tham dự. Các bộ, ngành và địa phương cần phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ giải ngân, coi đây là nhiệm vụ chính trị, không được để tình trạng trì trệ, cần có chế tài mạnh để giải ngân cho được vốn đầu tư công.

PV