Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp để doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận các nguồn vốn an toàn, hiệu quả

Mới đây, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa vừa có bài tham luận báo cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về nội dung giải pháp để doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận các nguồn vốn an toàn, hiệu quả, Thương hiệu và Công luận xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả toàn văn bài tham luận.

Ông Cao Tiến Đoan Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Như quý vị đã biết, trong vài năm trở lại đây Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp tư nhân nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Trên nhiều phương tiện truyền thông cũng như các cuộc họp gần đây của Chính phủ đã liên tiếp đưa ra những chỉ báo để chứng minh cho thực trạng này do đó để tiết kiệm thời gian tôi xin phép không nhắc lại vấn đề này mà đi thẳng vào các kiến nghị cũng như giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.

Vốn là một yếu tố trọng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp luôn xác định “tiền là máu, nếu doanh nghiệp thiếu tiền ví như cơ thể thiếu máu” đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiếu vốn sẽ kéo lùi sự tăng trưởng, thậm chí dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Do đó, tiếp cận nguồn vốn là một trong những vấn đề lớn được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm hiện nay.

Để có giải pháp về vốn mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng kinh tế đất nước trong thời kỳ mới, ngành ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân cần có một tiếng nói chung, với phương châm: “Lấy tâm làm trọng, lấy tầm làm chiến lược, lấy kết quả khẳng định cho uy tín”.

Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh được an toàn và hiệu quả, cụ thể như sau:

1. Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng:

1.1. Ngành ngân hàng cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về các hoạt động, tín dụng, huy động vốn, cho vay, giải ngân vốn vay... Thường xuyên rà soát văn bản, các quy định liên quan đến chính sách về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để phát hiện những vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sớm giải quyết những vấn đề tồn đọng, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tiếp cận được các nguồn vốn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay.

1.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách tín dụng, cho vay để tư vấn, hỗ trợ kịp thời, an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp khi có nhu cầu. Đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, thực hiện sai chính sách vay vốn để trục lợi.

1.3. Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cần thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại với các tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp để triển khai kịp thời các quy định về chính sách tín dụng, cho vay; lắng nghe ý kiến phản ánh và trả lời, giải đáp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân.

2. Đối với các doanh nghiệp

2.1. Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách các khoản vay, trau dồi các kiến thức hiểu biết đối với các quy định, chính sách về vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính và gia tăng cơ hội thành công.

2.2. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuân thủ các quy định trong hợp đồng vay vốn, thực hiện nghiêm các nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ thanh toán khoản nợ khi đến hạn. Cam kết sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích vay. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, đảm bảo tính chính xác, trung thực và hợp lệ, đảm bảo nguồn vay được an toàn và hiệu quả.

2.3. Hiện nay, công tác thẩm định tài sản thế chấp của các doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện vay vốn còn chưa kịp thời, thường xuyên có nhiều chậm trễ, kéo dài thời gian giải ngân, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, việc doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký biến động tài sản trên đất còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các đơn vị, sở ngành chức năng, khiến cho doanh nghiệp không vay được vốn theo đúng giá trị tài sản hiện có.

Đây là những vấn đề cần cải thiện để có thể cải thiện khả năng tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp.

Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính sự, sự cố gắng của hệ thống ngân hàng và nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, các giải pháp về vốn cho doanh nghiệp tư nhân sẽ sớm được triển khai thực hiện nghiêm túc để đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới./.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.