Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội chống buôn lậu, hàng giả: Đánh quyết liệt, phòng chặt chẽ

6 tháng đầu năm, các lực lượng, thành viên BCĐ 389/Hà Nội đã thanh kiểm tra 19.057 vụ, xử lý: 12.162 vụ (tăng 1.033 vụ so cùng kỳ 2016); khởi tố 42 vụ đối với 48 bị can. Trong đó: Hàng cấm nhập lậu 1.584 vụ; hàng giả, vi phạm SHTT 892 vụ; gian lận thương mại 9.868 vụ; thu nộp NSNN 1.569,577 triệu đồng (tăng 172,530 triệu đồng so cùng kỳ 2016).

Hà Nội chống buôn lậu, hàng giả: Đánh quyết liệt, phòng chặt chẽ - Hình 1

Kiểm tra hàng hóa vi phạm

Diễn biến khó lường

Công tác kiểm tra giá, ổn định thị trường đã được lực lượng QLTT chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các DN, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn; không có hiện tượng tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường.

Tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, ATTP và các vi phạm khác vẫn còn diễn ra, đa dạng về thủ đoạn và phương thức hoạt động.

Hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm, có cấu kết từ các tỉnh biên giới vào tiêu thụ trong nội thành.

Các đối tượng buôn lậu thường tập trung hàng hóa tại các điểm thuộc tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên... hoặc tại một số địa bàn, tụ điểm của khu vực ngoại thành Hà Nội rồi chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa thành nhiều đợt nhằm trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Do quy định thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hải quan thông thoáng, nên vẫn còn hiện tượng gian lận thương mại trong kê khai hải quan như, kê không đúng số lượng, chủng loại, mã hàng hóa...

Hoạt động buôn lậu thường tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, được tiêu thụ mạnh như thuốc lá, rượu, hoa quả, nông sản, quần áo may sẵn, đồ điện tử, sản phẩm công nghệ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm các loại, gia cầm...

Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được đặt sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau, tập trung vào các mặt hàng: hàng tiêu dùng, điện tử, quần áo, giầy dép, túi xách, thực phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao...

Đáng chú ý, lợi dụng sự thiếu quan tâm của các DN trong bảo vệ thương hiệu, sản phẩm và sự thiếu hiểu biết và chưa được cập nhật kiến thức, thông tin đầy đủ của người dân trong phân biệt hàng thật, hàng giả nên các đối tượng đã tìm cách nhập lậu các loại hàng giả mang nhãn mác của Việt Nam hoặc các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài (chủ yếu được san xuất tại Trung Quốc) có nhu cầu tiêu thụ cao và cung cấp ra thị trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người tiêu dùng và uy tín, thương hiệu của các DN trên địa bàn thành phố.

Một số đối tượng đã mua lại một số mặt hàng hết hạn sử dụng, cận hạn sử dụng để tẩy xóa, sửa lại nhằm kéo dài hạn sử dụng đưa ra thị trường tiêu thụ và ở các vùng sâu, vùng xa ngoại thành Hà Nội.

Vận chuyển lén lút các mặt hàng ế thừa, cận hạn và hết hạn sử dụng có giá rẻ nhập lậu vào Việt Nam để tiêu thụ như bánh kẹo, củ quả, gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm...

Tình trạng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trái phép các loại hóa chất, phân bón, vật tư nông nghiệp, phụ gia thực phẩm không bảo đảm; sử dụng chất cấm trong chế biến, bảo quản và chăn nuôi vẫn còn tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Chủ động đấu tranh

Trước tình hình trên, BCĐ 389/Hà Nội đã đề ra các chủ trương, giải pháp đồng bộ nhằm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhờ vậy đã góp phần giữ vững tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Đôn đốc các sở, ngành thành viên BCĐ 389/Hà Nội và BCĐ 389 các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 389/QG, UBND Thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chỉ đạo Cơ quan thường trực BCĐ 389/Hà Nội hợp tác với cơ quan báo chí để phát sóng các bản tin, phóng sự và sản xuất các bài viết nhằm thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của BCĐ 389/Hà Nội.

Triển khai việc tổ chức ký cam kết đối với các DN, hộ kinh doanh trên địa bàn không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại.

Các lực lượng chức năng - Công an thành phố chỉ đạo công an các phòng nghiệp vụ, các quận, huyện, thị xã làm tốt công tác điều tra cơ bản; phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu, các tụ điểm tập kết, lưu chứa hàng hoá nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn thành phố. 

Tập trung điều tra, xử lý tại địa bàn nổi cộm, các kho tàng, bến bãi như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, ga Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến giao thông, đường sắt… Kết quả, kiểm tra 1.323 vụ, xử lý 1.313 vụ, phạt hành chính 49,875 triệu đồng, truy thu thuế 264,702 triệu đồng.

Chi cục QLTT triển khai các kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện; kiểm tra hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu và gian lận thương mại; hoạt động sản xuất, buôn bán vận chuyển, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; triển khai tháng cao điểm về tổng kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu; kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ cóc, chợ tạm; Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 trên địa bàn Thủ đô...

Chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công; mặt hàng rượu lưu thông; chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã; hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm, kinh doanh, buôn bán bóng cười, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố... Kết quả, kiểm tra 5.018 vụ, xử lý 4.697 vụ, phạt hành chính 28,91 triệu đồng. Trị giá hàng tịch thu và tiêu hủy 40,557 triệu đồng, trong đó, tiền bán hàng tịch thu 3,461 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán và tiêu hủy 37,96 triệu đồng.

Cục Hải quan tăng cường công tác chống buôn lậu đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, gỗ quý hiếm, gia súc, gia cầm, phân bón, xăng, dầu, chất dinh dưỡng Ensure, thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, thuốc lá, xăng dầu, dược liệu, các chất gây nghiện…

Tăng cường giám sát các loại hàng hóa có nguy cơ gian lận về xuất xứ, trị giá; chất lượng và số lượng; theo dõi kịp thời và đưa ra các giải pháp phòng, chống buôn lậu qua xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.

Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, hàng sau thông quan và hàng tạm nhập tái xuất đưa vào thành phố. Kết quả, phát hiện, bắt giữ và xử lý 460 vụ, phạt hành chính 3,923 triệu đồng...

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.