Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử

Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 50%. Thành phố giữ vững xếp hạng từ thứ hai trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%...

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Thông tin cho biết, Sở Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu cùng TP. HCM trở thành 02 địa phương chủ chốt, giúp thị trường thương mại điện tử Việt Nam cán mốc doanh thu 39 tỷ USD vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Sở đã đề ra một bản kế hoạch chi tiết với mục tiêu tăng trưởng 02 con số ở nhiều hạng mục.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo đại diện Sở Công Thương TP.Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, tỷ trọng thanh toán không tiền mặt trên thương mại điện tử đạt ít nhất 45%.

Cùng với đó, 65% giao dịch thanh toán trực tuyến có sử dụng hóa đơn điện tử để thuận tiện trong việc quản lý, thu thuế. Cùng với đó, số lượng website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt trên 75%.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay: "Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân và tổ chức cá nhân doanh nghiệp hiểu rõ tác dụng của thanh toán không tiền mặt; hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử để kết nối vừa bán trên thị trường nội địa, vừa xuất khẩu".

Quét mã QR Code khi nhận hàng là một trong những biện pháp hiệu quả để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở Hà Nội và nhiều thành phố lớn, các chuyên gia cho hay.

Anh Nguyễn Tiến Chung, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ: "Tôi rất ít khi sử dụng tiền mặt khi mua hàng online; hoặc tôi trả tiền trước qua thẻ, hoặc là quét mã QR khi shipper đến, rất nhanh chóng và tiện lợi. Tôi đỡ phải dùng tiền mặt".

Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nhận định: "Khách hàng dùng điện thoại di động có camera giúp quét QR Code làm tăng tốc đáng kể hoạt động nhập liệu, đặc biệt là dữ liệu về đơn hàng của khách hàng. Khâu trung gian ít, do đó dữ liệu ít sai, tốc độ xử lý nhanh giúp doanh nghiệp tăng tốc hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô".

Để tỷ trọng thanh toán không tiền mặt trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 45%, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ chú trọng tập huấn các tiểu thương, hướng dẫn khách hàng mua sắm trực tuyến, nhắm đến các đối tượng không chỉ ở những người trẻ, mà ở mọi độ tuổi.

Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân Thủ đô

Thông tin trước đó cho biết, dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân Thủ đô. Số lượng người tiêu dùng mua sắm online, truy cập vào các trang thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng mạnh. Với việc cung cấp công nghệ từ các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán, sàn thương mại điện tử và hệ thống giao nhận… năm 2020 và 2021 đã có hàng chục triệu lượt người tiêu dùng trải nghiệm, mua sắm tại những điểm khuyến mại, địa điểm thanh toán không dùng tiền mặt.

Chỉ tính riêng sự kiện “không dùng tiền mặt 2021” diễn ra trong tháng 11/2021, đã thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage facebook của sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán tăng trên 11%. Những sản phẩm truyền thống Hà Nội thu hút hơn 10.000 lượt truy cập website thương mại điện tử của các doanh nghiệp.

Với sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ”, các sàn thương mại điện tử đã có lượng truy cập tăng từ 180% đến 250%. Các hệ thống trung tâm thương mại lớn có lượng khách hàng truy cập vào website, ứng dụng di động mua sắm tăng gần gấp 3 lần… Trong khi đó sự kiện “Online xuống phố - kết nối cung cầu” đã có gần 3 triệu lượt truy cập vào hệ thống website, ứng dụng của các doanh nghiệp tham gia.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.