Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội đề xuất cơ chế để đặt hàng doanh nghiệp làm căn hộ tái định cư

UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo giải trình làm rõ đề xuất về cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.

Hà Nội đề xuất cơ chế để đặt hàng doanh nghiệp làm căn hộ tái định cư - Hình 1

Hà Nội muốn đặt hàng doanh nghiệp làm 17.600 căn hộ tái định cư

Theo cơ chế này, thành phố tạo quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. 

Nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án, được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được hưởng 10% lợi nhuận định mức (không tính phí lãi vay ngân hàng) hoặc được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường. 

Thành phố ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà, thu tiền người mua nhà.

Sau 9 đến 12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí tái định cư, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Các nhà đầu tư tham gia đầu tư phải đảm bảo 10 tiêu chí trong đó có vấn đề kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản trị, tiến độ cam kết... Một trong những tiêu chí quan trọng là nhà đầu tư phải có các cam kết không tính lãi vay trong quá trình triển khai.

Theo thống kê của Hà Nội, đến 2020, thành phố cần 22.131 căn hộ chung cư cao tầng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

Tuy nhiên, các dự án đang triển khai thực hiện theo cơ chế đầu tư hiện hành chỉ đáp ứng được khoảng 4.500 căn hộ.

Như vậy, phải đầu tư hơn 17.600 căn hộ nữa để đáp ứng yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu là công trình giao thông, hạ tầng, với số vốn dự kiến khoảng 18.514 tỷ đồng.

UBND Thành phố Hà Nội cũng cho biết đã chuẩn bị 27 dự án với tổng diện tích khoảng 28,5ha (khoảng 19.800 căn hộ) để kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo cơ chế trên để đáp ứng quỹ nhà tái định cư còn thiếu từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Theo quy định hiện hành, nhà nước phải trực tiếp đầu tư vốn để xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư. Sau khi xây dựng nhà xong, thành phố nghiệm thu và bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý vận hành, bán nhà tái định cư cho các hộ và thực hiện duy tu bảo trì. Khi bán cho các hộ dân, thành phố mới xác định giá tiền sử dụng đất phân bổ vào diện tích căn hộ và thu tiền. 

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cho rằng, với cơ chế này thời gian đầu tư xây dựng kéo dài do khó khăn về vốn ngân sách, các quy định về quản lý, sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến tình trạng thiếu quỹ nhà tái định cư. Chất lượng, tiêu chuẩn nhà tái định cư cũng thấp, không tương xứng với vốn đầu tư.

Còn việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thực hiện theo cơ chế thị trường ở thời điểm hoàn thành thường cao hơn giá bán nhà tái định cư theo quy định. Như vậy, khi bán nhà tái định cư phần tiền chênh lệch ngân sách phải bù lỗ, không đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường quản lý lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp, người mẫu
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường quản lý lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp, người mẫu

Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phối hợp trong quản lý nhà nước và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trong biểu diễn nghệ thuật, thi hoa hậu, người mẫu.

TP. HCM: KCB không phép, chủ hộ kinh doanh Nha khoa Sĩ Nhân bị phạt 45 triệu đồng
TP. HCM: KCB không phép, chủ hộ kinh doanh Nha khoa Sĩ Nhân bị phạt 45 triệu đồng

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, chủ hộ kinh doanh Nha khoa Sĩ Nhân bị xử phạt 45 triệu đồng, do cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Lào Cai: Chủ động ứng phó mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét sạt lở đất
Lào Cai: Chủ động ứng phó mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét sạt lở đất

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 294/VPTT-TH ngày 21/9/2023 đề nghị các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.

An Giang: Xử lý 44 vụ vi phạm về mặt hàng vật tư nông nghiệp trong quý III
An Giang: Xử lý 44 vụ vi phạm về mặt hàng vật tư nông nghiệp trong quý III

Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng vật tư nông nghiệp trong quý III/2023. Kết quả kiểm tra qua 85 vụ, đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm, chủ yếu đối với hành vi về nhãn hàng hóa thiếu thông tin bắt buộc, nhãn có hình ảnh, thông tin không đúng bản chất, sự thật của hàng hóa; vi phạm về quy định giá, chất lượng hàng hóa.

Lào Cai: Tổng thu từ du lịch trong 9 tháng đầu năm đạt gần 19.000 tỷ đồng
Lào Cai: Tổng thu từ du lịch trong 9 tháng đầu năm đạt gần 19.000 tỷ đồng

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Tổng lượng khách du lịch đến với Lào Cai đạt 6,1 triệu lượt, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2022.

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ gần 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa kiểm tra, tạm giữ gần 8.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại 2 điểm kinh doanh chứa trữ hàng hóa, trên địa bàn Quận 12 (TP. Hồ Chí Minh).