Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn

Ngày 4/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua việc cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) của cấp thành phố với tỷ lệ tán thành 94%.

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Theo đó, HĐND thành phố Hà Nội chấp thuận tăng tổng mức vốn đầu tư công cấp thành phố từ 104.723 tỷ đồng lên 119.225 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung từ kết dư ngân sách, từ vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương.

Giải thích cho việc thay đổi tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn 5 năm này, UBND thành phố muốn tập trung vào một số lĩnh vực làm tăng khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội như đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề với việc bổ sung danh mục 20 dự án do thành phố quản lý và 202 dự án thành phố hỗ trợ mục tiêu cho các huyện. Bổ sung 21 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, các dự án hạ tầng giao thông tại các huyện chuẩn bị lên quận…

Để cân đối nguồn thu cho số vốn tăng nói trên, UBND thành phố đã xác định nguồn lấy từ kết dư ngân sách năm 2017, từ vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ năm 2019, tăng nguồn thu từ xổ số kiến thiết và dự kiến huy động từ các nguồn khác (ứng từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp, vay ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, tăng thu, kết dư giai đoạn 2018-2019 và phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô trong trường hợp cần thiết).

Dựa trên báo cáo của UBND thành phố và tình hình thực tiễn thu ngân sách giai đoạn 2016-2018 đều đảm bảo hoàn thành và vượt dự toán, cùng với kế hoạch thu ngân sách năm 2019, dự kiến với mức cao, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố đánh giá khả năng cân đối ngân sách bổ sung nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được và thống nhất phương án sử dụng 5.681 tỷ đồng trong số 8.012 tỷ đồng dự phòng đầu tư công trung hạn để phân bổ vốn cho các nhiệm vụ và dự án bổ sung, phát sinh như đề xuất của UBND thành phố.

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cũng cơ bản thống nhất với các nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung cụ thể trong phương án UBND Thành phố trình.

Phương án điều chỉnh, bổ sung cụ thể này tập trung vào một số lĩnh vực nhằm tăng khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là:

Quan tâm đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề với việc bổ sung danh mục 20 dự án do thành phố quản lý và 202 dự án thành phố hỗ trợ mục tiêu cho các huyện với tổng kế hoạch vốn trung hạn tăng thêm gần 5.455 tỷ đồng, đưa tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong tổng vốn trung hạn bố trí cho các dự án xây dựng cơ bản từ 7,47% lên 12,06%;

Bổ sung 21 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi với tổng kế hoạch vốn trung hạn tăng thêm hơn 1.860 tỷ đồng, đưa tỷ trọng của lĩnh vực này trong tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc Kế hoạch trung hạn từ 8,43% lên 8,9%;

Các huyện đang chuẩn bị các điều kiện để chuyển thành quận theo đề án được duyệt và lộ trình dự kiến cũng đã bước đầu được quan tâm, bổ sung các dự án hạ tầng giao thông lớn vào Kế hoạch trung hạn...

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cho rằng việc rà soát, đưa ra khỏi danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các dự án còn phải tiếp tục rà soát về phương thức triển khai, địa điểm xây dựng, chưa thực sự cấp thiết triển khai trong kỳ trung hạn này để dành nguồn bổ sung các dự án cấp thiết khác là cần thiết.

Tuy nhiên, trong 57 danh mục đưa ra khỏi Kế hoạch đầu tư công trung hạn, UBND thành phố báo cáo rõ hơn tác động ảnh hưởng đến thực hiện các Chương trình, nhiệm vụ của thành phố của 12 dự án.

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cơ bản đồng tình với đề xuất của UBND thành phố, trong đó việc áp dụng cơ chế giải ngân linh hoạt cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị đầu tư, thanh quyết toán cũng như cơ chế ứng vốn Quỹ phát triển đất của thành phố có thể coi là cách xử lý vấn đề phát sinh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ngày 4/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua việc cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) của cấp thành phố với tỷ lệ tán thành 94%.

Theo đó, HĐND thành phố Hà Nội chấp thuận tăng tổng mức vốn đầu tư công cấp thành phố từ 104.723 tỷ đồng lên 119.225 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung từ kết dư ngân sách, từ vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương.

Giải thích cho việc thay đổi tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn 5 năm này, UBND thành phố muốn tập trung vào một số lĩnh vực làm tăng khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội như đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề với việc bổ sung danh mục 20 dự án do thành phố quản lý và 202 dự án thành phố hỗ trợ mục tiêu cho các huyện. Bổ sung 21 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, các dự án hạ tầng giao thông tại các huyện chuẩn bị lên quận…

Để cân đối nguồn thu cho số vốn tăng nói trên, UBND thành phố đã xác định nguồn lấy từ kết dư ngân sách năm 2017, từ vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ năm 2019, tăng nguồn thu từ xổ số kiến thiết và dự kiến huy động từ các nguồn khác (ứng từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp, vay ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, tăng thu, kết dư giai đoạn 2018-2019 và phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô trong trường hợp cần thiết).

Dựa trên báo cáo của UBND thành phố và tình hình thực tiễn thu ngân sách giai đoạn 2016-2018 đều đảm bảo hoàn thành và vượt dự toán, cùng với kế hoạch thu ngân sách năm 2019, dự kiến với mức cao, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố đánh giá khả năng cân đối ngân sách bổ sung nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được và thống nhất phương án sử dụng 5.681 tỷ đồng trong số 8.012 tỷ đồng dự phòng đầu tư công trung hạn để phân bổ vốn cho các nhiệm vụ và dự án bổ sung, phát sinh như đề xuất của UBND thành phố.

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cũng cơ bản thống nhất với các nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung cụ thể trong phương án UBND Thành phố trình.

Phương án điều chỉnh, bổ sung cụ thể này tập trung vào một số lĩnh vực nhằm tăng khả năng hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là:

Quan tâm đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề với việc bổ sung danh mục 20 dự án do thành phố quản lý và 202 dự án thành phố hỗ trợ mục tiêu cho các huyện với tổng kế hoạch vốn trung hạn tăng thêm gần 5.455 tỷ đồng, đưa tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong tổng vốn trung hạn bố trí cho các dự án xây dựng cơ bản từ 7,47% lên 12,06%;

Bổ sung 21 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi với tổng kế hoạch vốn trung hạn tăng thêm hơn 1.860 tỷ đồng, đưa tỷ trọng của lĩnh vực này trong tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc Kế hoạch trung hạn từ 8,43% lên 8,9%;

Các huyện đang chuẩn bị các điều kiện để chuyển thành quận theo đề án được duyệt và lộ trình dự kiến cũng đã bước đầu được quan tâm, bổ sung các dự án hạ tầng giao thông lớn vào Kế hoạch trung hạn...

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cho rằng việc rà soát, đưa ra khỏi danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các dự án còn phải tiếp tục rà soát về phương thức triển khai, địa điểm xây dựng, chưa thực sự cấp thiết triển khai trong kỳ trung hạn này để dành nguồn bổ sung các dự án cấp thiết khác là cần thiết.

Tuy nhiên, trong 57 danh mục đưa ra khỏi Kế hoạch đầu tư công trung hạn, UBND thành phố báo cáo rõ hơn tác động ảnh hưởng đến thực hiện các Chương trình, nhiệm vụ của thành phố của 12 dự án.

Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố cơ bản đồng tình với đề xuất của UBND thành phố, trong đó việc áp dụng cơ chế giải ngân linh hoạt cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị đầu tư, thanh quyết toán cũng như cơ chế ứng vốn Quỹ phát triển đất của thành phố có thể coi là cách xử lý vấn đề phát sinh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

PV

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.