BCĐ 389 TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ban chỉ đạo 389 quận/huyện/thị xã tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh hàng hoá (Mỹ phẩm, thực phẩm) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu sân bay không để hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Hà Nội: Kiểm soát chặt thông tin quảng cáo các sản phẩm thuốc, dược mỹ phẩm - Hình 1

Ban Chỉ đạo 389 ngành Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong linh vực y tế trên đia bàn thành phố Hà Nội - năm 2018; triển khai thực hiện Công văn số 2576/UBND-KT của UBND Thành phố Hà Nội ngày 08/6/2018 về việc “Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảt trong lĩnh vực Y tế”

Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực: Dược, Mỹ phẩm, TPCN đạt được kết quả như sau: Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra: 3.342 cơ sở; Tổng số cơ sở xử phạt VPHC:  489 cơ sở; Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 3.764.800.000 đồng; Trong đó: Thanh tra Sở Y tế xử phạt 151 cơ sở/ Tổng số 175 cơ sở Thanh tra, với tổng số tiền phạt: 1.964.050.000 đồng.

Trong 6 tháng dầu năm, Thanh tra Sở Y tế đã Thanh tra được 152 cơ sở thực phẩm chức năng, đã xử phạt vi phạm hành chính 147 cơ sở với tổng tiền phạt là: 1.835.400.000 đồng. Trong đó, chuyển hồ sơ 02 cơ sở bán thuốc Zinnat giả sang Công an hỗ trợ xác minh làm rõ; Chuyển hồ sơ 02 cơ sở bán thuốc NEXIUM 40mg, 20mg nhập lậu sang Công an hỗ trợ xác minh làm rõ; Chuyển hồ sơ sang Phòng PA81 - CATP hỗ trợ xác minh làm rõ việc SX, lưu hành sản phẩm Mỹ phẩm, Thực phẩm của Công ty TNHH VINACA

Tịch thu, tiêu hủy: 80 lọ thuốc Thần kinh tọa không có số đăng ký lưu hành; Hủy 100 gói thuốc không còn nguyên bao bì nhãn mác của 02 cơ sở; Hủy 290 gói thuốc Đông Y gia truyền không có giấy phép lưu hành; 23 lọ thuốc của Viên Da Liễu pha chế; 6 hộp thực phẩm không rõ nguồn gốc trị giá 4.120.000 của 01 cơ sở; Huỷ  1.140,3 lít cồn / 02 cơ sở; Hủy 615 SP Mỹ Phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có công bố của 06 cơ sở trị giá 53.320.000 đồng

 Các hành vi vi phạm chủ yếu: Dược sỹ vắng mặt, bán lẻ thuốc phải kê đơn nhưng không có đơn của Bác sỹ, sổ sách ghi chép không đầy đủ, chưa kịp thời, thực phẩm chức năng lẫn thuốc, niêm yết giá không đầy đủ, thuốc cắt gói chia liều sẵn, KD thuốc và Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ...

 Nguyên nhân: Do chủ cơ sở và người giúp việc chưa quan tâm đến việc lưu trữ, ghi chép hồ sơ, sổ sách, niêm yết giá, vì lợi nhuận đã nhập một số mặt hàng thuốc giá rẻ là thuốc giả, thuốc nhập lậu; chưa phân loại thuốc... Mỹ phẩm xách tay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 Số lượng mặt hàng trong một cửa hàng lớn (1000 - 3000 mặt hàng) nên việc cập nhật thuốc hằng ngày theo dõi đầy đủ số lô, hạn dùng, số lượng xuất nhập cũng gặp nhiều khó khăn nhất là các cơ sở làm sổ sách bằng phương pháp thủ công không có phần mềm máy tính…

Đối với mặt hàng thực phẩm chức năng: Hiện tại trên thị trường của cả nước cũng như tại Hà Nội lưu thông khoảng gần 10.000 sản phẩm TPCN, trong đó khoảng 40% là các sản phẩm nhập khẩu

 Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Sở Y tế đã Thanh tra được 23 cơ sở thực phẩm chức năng, đã xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở với tổng tiền phạt là: 128.650.000, đồng. (còn 10 cơ sở đang chờ kết quả kiểm nghiệm). Buộc tiêu hủy 5.468 hộp sản phẩm TPCN. Giá trị lô hàng tiêu hủy 161.517.900 đồng

Các hành vi vi phạm chủ yếu: Nhân viên không thực hiện khám sức khỏe định kỳ và không có xác nhận kiến thức ATTP. Quảng cáo chưa đúng nội dung Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc quảng cáo trên website mà chưa có xác nhận quảng cáo.

 Kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu không đúng so với các chỉ tiêu công bố chủ yếu là các thành phần vitamin, vi chất định lượng có sai lệnh so với chỉ tiêu công bố

 Nguyên nhân chính của tình hình vi phạm: Ý thức tuân thủ pháp luật của  chủ cơ sở chưa cao; thực hành vệ sinh cá nhân của các nhân viên còn kém; cơ sở chưa cập nhật kịp thời các văn bản của Nhà nước quy định về ATTP.

Thời gian tới, các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nhãn sản phẩm theo đúng quy định (trên nhãn sản phẩm ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường).

Ban chỉ đạo 389 các quận/ huyện/ thị xã và xã/ phường/ thị trấn cần phải kiểm tra, giám sát nắm chắc các cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trên địa bàn và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, đặc biệt là các cơ sở không có giấy phép...

Theo bcd389