Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng.

Tính đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% trong tổng số 9.852 sản phẩm OCOP của cả nước. 

Theo thống kê, trong số sản phẩm được chứng nhận OCOP TP. Hà Nội có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Không chỉ dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn quan tâm hỗ trợ các chủ thể trên khắp cả nước giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản an toàn.

Khách hàng tới tham quan, mua sắm tại tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 được tổ chức ở quận Long Biên.
Khách hàng tới tham quan, mua sắm tại tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 được tổ chức ở quận Long Biên.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, năm 2023, thành phố giao các quận, huyện, thị xã đánh giá 400 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm). Đáng mừng là đã có 26 quận, huyện, thị xã đánh giá được 544 sản phẩm, trong đó có 20 quận, huyện với 104 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao; 50 sản phẩm tham gia đánh giá lại và 54 sản phẩm được đưa ra đánh giá lần đầu.

Ông Chí cho biết, năm 2023, đánh giá sản phẩm OCOP theo tiêu chí mới theo Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, nhiều sản phẩm OCOP 4 sao trước đây chưa có chứng nhận trên, giờ phải đánh giá lại. Để tháo gỡ khó khăn này, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội đã đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các quận, huyện, thị xã và các chủ thể tham gia triển khai việc cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ nhằm nâng cấp sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao trên địa bàn.

Mặc dù số lượng sản phẩm OCOP rất lớn nhưng sản phẩm có nhãn hiệu được bảo hộ hiện nay lại rất khiêm tốn. Thống kê của Sở NN & PTNT Hà Nội cho thấy, toàn thành phố mới chỉ có 40 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể. Trong số này có vịt cỏ Vân Đình (huyện Ứng Hòa), gạo Bối Khê (huyện Thanh Oai), gà đồi Ba Vì (huyện Ba Vì), nhãn Đại Thành (huyện Quốc Oai)…

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng, các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ đã có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài thành phố; thị trường mở rộng, giá bán tăng 15 - 20%.

Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu giúp các hợp tác xã, nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang theo chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý hiệu quả nhãn hiệu là vấn đề mà hiện nay không ít chủ thể chưa thực sự quan tâm đúng mức.

Ở góc độ quản lý, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để bảo vệ, quản lý hiệu quả thương hiệu nông sản, đặc sản của Thủ đô, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của Hà Nội gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Bên cạnh hỗ trợ chi phí bao bì, nhãn mác cho sản phẩm có thương hiệu được công nhận OCOP, Sở NN & PTNT Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, bền vững gắn với vùng quy hoạch tập trung, tạo tiền đề xây dựng thương hiệu cho nông sản Thủ đô.

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu, thương hiệu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, nhiệm vụ đặt ra là cần nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng, quản lý nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; khuyến khích cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.

“Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ; hỗ trợ các chủ thể nâng hạng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm là đòi hỏi cần thiết trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và thị hiếu tiêu dùng đa dạng hiện nay…”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới trung bình?
Vì sao Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới trung bình?

Tăng trưởng GRDP quý I/2024 của Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cao hơn cả nước nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lại đạt dưới mức bình quân chung của cả nước.

Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay 9/5: Thế giới tăng nhẹ, trong nước giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 9/5, giá dầu thế giới tăng nhẹ. Giá xăng dầu trong nước dự kiến sẽ giảm sâu nhất từ đầu năm đến nay, tối đa 1.400 đồng/lít (kg) với xăng, khoảng 600-800 đồng/lít (kg) với dầu.

Giá heo hơi hôm nay 9/5: Tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 9/5: Tăng 1.000 đồng/kg

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay 9/5 tăng nhẹ ở nhiều nơi, mức tăng là 1.000 đồng/kg.

Trong tháng Năm phải xây dựng xong cơ chế mua bán điện trực tiếp
Trong tháng Năm phải xây dựng xong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện là cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện sạch và bền vững. Vì thế, xây dựng cơ chế phải làm cho thị trường điện lực trở lên công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua

VN-Index lên 1.250 điểm; Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu? Nhiều doanh nghiệp kêu gọi cổ đông "góp tiền" trả nợ; Thị trường tháng 5 khả năng có 2 kịch bản; Tìm cổ phiếu có câu chuyện riêng; Nhật Bản cảnh báo hành động trước biến động mạnh mẽ của tiền tệ... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Chiều 8/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác của Đảng ủy Công an Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương.