Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND về việc triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn năm 2023.

Hà Nội triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023
Hà Nội triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023

Cụ thể, trên địa bàn thành phố, năm 2023, Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm triển khai 02 đợt kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân năm 2023); kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023.

Trong dịp Tết Trung thu, các sở: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác hậu kiểm sản phẩm, nhóm sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý quy định tại Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND. Phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Tại các tuyến quận, huyện, thị xã: Căn cứ vào Kế hoạch của Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố, Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm các quận, huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trọng tâm các hoạt động hậu kiểm bảo đảm chất lượng thực phẩm, trong đó, tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu:

Nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; dư lượng, kháng sinh, dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Nhóm sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng thuộc các nhóm hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...

Tăng cường, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt, nhóm sản phâm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng thuộc các nhóm: Hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm, trong đó, hậu kiểm các quy định về công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm: Dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ; tập trung hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Tập trung hậu kiểm về công bố sản phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; thực phẩm nhập khẩu; ghi nhãn thực hiện theo quy định tại Chương VII Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ. Hậu kiểm về quảng cáo; sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.

Đối với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm, kiểm tra trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tập trung các nội dung. Việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ; cấp, thu hồi bản công bô sản phẩm và sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.