Cụ thể, UBND TP Hà Nội xem xét thông qua việc phê duyệt đặt hàng hoặc đấu thầu các tuyến buýt có trợ giá để thực hiện ngay việc hỗ trợ 100% tiền phí sử dụng đường bộ, phí cầu đường, bến bãi, bảo hiểm hành khách thu hộ đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đồng thời, cũng xem xét hỗ trợ 100% tiền phí đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, thành phố cũng rà soát, bổ sung quy định giá, phê duyệt mức giá trần dịch vụ trông giữ xe, giá dịch vụ bến xe, giá trông giữ xe phù hợp từng khu vực, quy mô, tính chất (mức độ hiện đại) từng dự án; rà soát và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của thành phố đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông vận tải được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết của HĐND thành phố, bảo đảm không trùng lặp với các cơ chế chính sách hiện hành.

Thành phố đã xây dựng và ban hành nhiều đề án, kế hoạch liên quan đến phát triển vận tải khách công cộng như: Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2019-2020, đến 2025, định hướng 2030.

Quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị hợp nhất hạ tầng đường sắt đô thị với quy hoạch phát triển không gian và sử dụng đất đô thị thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050; Thành lập trung tâm quản lý điều hành giao thông chung của thành phố; Thành lập Trung tâm Quản lý giao thông công cộng trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị và Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc Sở GTVT Hà Nội.

H.T