Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai hình thức thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn

Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định về hình thức thu hồi sản phẩm không đảm bảo an. Theo đó, sẽ có 2 hình thức thu hồi là thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, trong thông tư số 23/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết hình thức, trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.

Đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 23/2018/TT-BYT là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền về ATTP và tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến ATTP tại Việt Nam.

Hai hình thức thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn - Hình 1

Thực phẩm bẩn sẽ bị thu hồi và tiêu hủy (Ảnh minh họa)

Thông tư số 23/2018/TT-BYT quy định 2 hình thức thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Hình thức thu hồi đầu tiên là thu hồi tự nguyện. Đây là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm) tự nguyện thực hiện.

Hình thức thứ hai là thu hồi bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn là cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP (cơ quan có thẩm quyền về ATTP), hoặc là cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ATTP theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thông tư số 23/2018/TT-BYT cũng quy định có 4 hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi. Hình thức đầu tiên là khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn..

Hình thức xử lý thứ 2 là cho chuyển mục đích sử dụng. Hình thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác.

Hình thức xử lý thứ 3 là buộc tái xuất. Hình thức này áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và chủ sản phẩm đề nghị phương thức tái xuất.

Hình thức xử lý thứ 4, nặng nhất, là buộc tiêu hủy. Hình thức này áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định trên.

Thông tư số 23/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/11/2018.

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.