Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai vấn đề cần tư duy lại trong tiêu thụ nông thủy sản

Trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại đang gặp tình trạng thiếu hụt hàng. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương cần xem lại tư duy vùng và vai trò thương lái trong việc kết nối cung, cầu nông - thủy sản.

Tại tọa đàm "Kết nối cung - cầu nông - thủy sản giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP Hồ Chí Minh" tổ chức sáng 14/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra, đại dịch Covid-19 rút ra được hai vấn đề cần tư duy lại trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đại dịch Covid-19 cho thấy sự thiếu kết nối như là một thực thể kinh tế của 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Đã là một thực thể kinh tế thì “mạch máu” chảy khắp ở 13 tỉnh, thành, không có biên giới hành chính, trong khi đó chúng ta lại quản lý theo biên giới hành chính. 

“Đây là dịp để thử thách tư duy liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu xem cả vùng là một thực thể thì chúng ta sẽ có ứng xử khác. Nếu xem đó là 13 chủ thể riêng biệt thì sẽ có ứng xử khác; trong đó cũng có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa đảm đương được vai trò trong điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nối “mạch máu” trong bối cảnh đại dịch vừa qua. Đây là bài học để Bộ cùng chính quyền các địa phương xem lại tư duy vùng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.


Vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa là vai trò của thương lái. Theo Bộ trưởng, từ trước đến nay, chúng ta chưa bao giờ đưa thương lái vào trong các bản kế hoạch phát triển. Chúng ta chỉ nói tới doanh nghiệp, nông dân mà quên thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế là thương lái. 

Do đó, ngay từ đầu đã xem nhẹ việc tiêm phòng vaccine cho đối tượng này. Khi họ là một thực thể trong “mạch máu” thì không có cái nào chính, không có cái nào phụ. Tất cả đều đòi hỏi sự vận hành đều đặn. 

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, tỉnh đã triển khai phương án “1 cung đường 2 điểm đến”, “3 tại chỗ” và chỉ khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động, từ 40-50% lao động trong doanh nghiệp làm việc. Thời gian đầu thực hiện, chính quyền địa phương còn lúng túng, nhiều thương lái ngưng hoạt động, việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản gặp khó khăn. 

Trong việc hỗ trợ vận chuyển, thu hoạch, tiêu thụ nông sản Bến Tre đã tổ chức những đội thu gom, thu mua trong dân, hỗ trợ xét nghiệm nhanh bảo đảm âm tính cho lực lượng này. Thực hiện việc thống kê sản lượng, chất lượng hàng hoá, giá bán nông sản và kết nối tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp  trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. 

Để hỗ trợ kịp thời cho nông dân, doanh nghiệp, hàng tuần, ban lãnh đạo tỉnh họp giao ban trực tuyến với các huyện các xã, các nhóm zalo để kịp thời nắm bắt thông tin người bán, người mua, triển khai bán hàng qua thương mại điện tử. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân… cũng hỗ trợ tích cực nông dân thu hoạch, tiêu thụ nông sản.  Tuy nhiên, lượng nông sản của Bến Tre còn chờ thu hoạch khá lớn.

Trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số  doanh nghiệp phân phối lại đang gặp tình trạng thiếu hụt hàng. Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô. 

Doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các nhà máy chế biến thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng vì doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “4 tại chỗ”… nên năng suất giảm mạnh. Các nhà máy sản xuất hàng đông lạnh đang hoạt động dưới năng suất, chủ yếu trả nợ các đơn hàng xuất khẩu đang tồn đọng.

Dù bộ phận mua hàng của siêu thị thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp khác, hối thúc giao hàng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, lượng hàng cung cấp cho hệ thống không được đầy đủ. Đến nay, những khó khăn trong vận chuyển đã được tháo gỡ nhờ sự kết nối tích cực của các bộ với doanh nghiệp.

Nhìn lại những khó khăn trong lưu thông, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cũng đồng tình với nhận định của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long muốn phát triển thì phải xem là một thể thống nhất.

Vướng mắc trong lưu thông hàng hoá trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, sự ùn tắc do nhiều nguyên nhân; trong đó quan trọng là các tỉnh thành đã đưa ra các quy định về kiểm tra xe lưu thông hàng hoá theo các cách thức khác nhau, gây ách tắc. 

Bộ Giao thông vận Tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ nắm bắt khó khăn của các địa phương để hướng dẫn tạo đường xanh, tạo thuận lợi và ưu tiên cho hàng hoá thiết yếu; trong đó có nông sản lưu thông nhanh hơn trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, một số địa phương có thể hiểu chưa đầy đủ hướng dẫn này nên đưa ra những quy định quá chặt chẽ.

Ông Trần Bảo Ngọc nhận định, ban đầu do lúng túng nhất định của các địa phương nên việc vận chuyển hàng hoá giữa các địa bàn gặp trục trặc, đến nay đã khắc phục đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, đâu đó còn những địa phương đưa ra quy định hàng thiết yếu, điều kiện xét nghiệm nhanh hoặc PCR đối với tài xế, phụ xế…

 Yên Châu

Bài liên quan

Tin mới

Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính
Có 14 đơn vị đạt trên 80% chỉ số cải cách hành chính

Bộ Nội vụ vừa có Báo cáo tóm tắt kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ (PAR INDEX 2023). Trong Báo cáo có rất nhiều chỉ số đáng quan tâm ở các bộ, cơ quan ngang bộ.

Cà Mau bảo đảm an toàn thông tin mạng và an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Cà Mau bảo đảm an toàn thông tin mạng và an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau về việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng và an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Hợp tác nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực
Hợp tác nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực

Bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kỳ vọng, sự hợp tác với Hiệp hội Nữ doanh nhân TP. Hà Nội sẽ giúp kết nối được những doanh nhân của Hà Nội với các doanh nhân ở Châu Âu, mang lại những lợi ích cụ thể cho cả hai, đồng thời sẽ thuận lợi hơn khi triển khai các hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam.

Khen thưởng Ban chuyên án HT 324 có thành tích xuất sắc phòng chống tội phạm ma túy
Khen thưởng Ban chuyên án HT 324 có thành tích xuất sắc phòng chống tội phạm ma túy

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa tổ chức Khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chống tội phạm ma túy, thu giữ 44 bánh heroin, 60.000 viên hồng phiến, 10 kg ma túy đá, 10 kg ketamin.

Tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng ngôn ngữ xiếc
Tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng ngôn ngữ xiếc

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên”, ra mắt các ngày 4, 5, 11 và 12/5 tại số 67 - 69 Trần Nhân Tông, TP. Hà Nội.

Gia Lai ban hành kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Gia Lai ban hành kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 184/QĐ-UBND về kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.