Doanh nghiệp tiên phong chế biến rọng sụn thành các sản phẩm bổ dưỡng
Rong sụn được trồng nhiều ở một số tỉnh ven biển miền Trung như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, trong đó Ninh Thuận được coi là thủ phủ của loại thực vật này. Rong sụn giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng cao protein, đường, chất khoáng và nhiều loại vitamin A, C, E..cũng. như các axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, rong sụn là nguyên liệu chủ yếu dùng để tách chiết carrageenan, một loại polimer sinh học có ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Công ty TNHH Long Hải thu mua rong sụn khô của hàng trăm nghìn người dân vùng biển
Một số nghiên cứu về y, dược học cho thấy, rong sụn hỗ trợ hạn chế phát triển huyết khối, chống đông tụ, xơ vữa động mạch, góp phần ức chế hoạt động của virus. Đối với bệnh tiểu đường, carrageenan từ rong sụn có thể hấp thụ nước, làm chậm lại sự rỗng của dạ dày, do đó làm giảm độ nguy hiểm do tăng lượng đường trong máu xảy ra ngay sau bữa ăn. Thực phẩm cũng góp phần hấp thu, đào thải chất độc hại trong cơ thể.
Là một doanh nghiệp cung cấp ra thị trường các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp trong nước, Công ty TNHH Long Hải đã sớm nắm bắt được những lợi ích quan trọng từ rong biển và tiên phong trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và tiên phong trong việc đưa rong biển trở thành đặc sản của thạch Việt. Đây cũng là đơn vị duy nhất đến thời điểm này tại Việt Nam cung cấp ra thị trường bột Carrageenan chiết suất từ cây rong sụn được nuôi trồng tại ven biển các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ.
Công ty TNHH Long Hải đơn vị tiên phong trong việc chế biến rong sụn thành các sản phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe
Mới đây, Công ty TNHH Long Hải quyết định gia nhập thị trường đồ uống không cồn với sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia. Đây là các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu rong sụn kết hợp với các nông sản có nguồn gốc Việt Nam như quả Lạc tiên (chanh leo), Bòn Bon, củ sâm Fansipan giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất.
Để sản xuất và đưa các sản phẩm mới vào thị trường đồ uống, năm 2019, Công ty TNHH Long Hải đã đầu tư một nhà máy sản xuất mới tại Hải Dương, dây chuyền sản xuất hiện đại với mức đầu tư lên đến 10 triệu USD, có thể sản xuất được 24.000 chai/giờ.
Đây cũng được coi là bước phát triển mới mang tầm quan trọng và ý nghĩa lớn của công ty trong việc đưa tới người tiêu dùng một dòng sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và giải quyết đồng thời các mục tiêu: góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt, ổn định đầu ra cho bà con nông dân vùng cao. Giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, hai sản phẩm nước ép từ rong biển Kamila và Catalia đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, tin tưởng sử dụng.
Hàng trăm nghìn người dân đổi thay nhờ rong sụn
Để sản xuất các sản phẩm thạch, nước uống bổ dưỡng từ rong sụn, từ năm 2015, Công ty TNHH Long Hải đã thành lập công ty con mang tên Công ty cổ phần rau câu Sơn Hải tại thôn Suối Đá (xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) và đặt nhà máy chế biến rong sụn tại đây để thu mua rong sụn của người dân. Từ đây hàng trăm nghìn hộ dân trồng rong sụn không phải lo đầu ra khi trồng loại thực vật này. Rong sụn đã góp phần làm thay đổi cuộc sống người dân vùng biển Ninh Thuận và các địa phương lận cận.
Cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân ven biển miền trung được ổ định nhờ việc Công ty Long Hải thu mua rong sụn với giá cao
Có mặt tại vùng biển xã Tri Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) vào dịp người dân thu hoạch rong sụn, PV đã chứng kiến không khí vô cùng nhộn nhịp người dân thu hoach rọng sụn tại đây, ai cũng có nét mặt vui tươi khi không còn cảnh mất mùa, rớt giá.
Người dân xã Tri Hải cho biết, một năm thu hoạch rong sụn được hai mùa. Năm nay, cây rong sụn có sản lượng cao đạt bình quân từ 17 đến 20 tấn/ha, giá rong nguyên liệu thu mua ở mức trung bình từ 35-40 nghìn đồng/kg, lợi nhuận người dân nhận được tương đối cao.
Người dân ven biển có cuộc sống ổn định nhờ việc trồng rong sụn
“Vài năm trước mất mùa do ảnh hướng của thời tiết bất lợi khiến cây rong sụn chậm phát triển khi bị teo thân, cong nhánh nhưng vài năm trở lại đây, thời tiết thuận lợi, giá bán nguyên liệu cho công ty Long Hải tương đối ổn định nên người trồng rong sụn có lãi. Người ít thì thu hoạch bán được vài chục triệu, hộ nhiều thu nhập cả vài trăm triệu đồng. Người dân thường thu hoạch rong tươi, sau đó phơi khô để bán với giá cao hơn.
Với ngư dân các vùng biển ở Ninh Thuận, cây rong sụn hiện giờ không chỉ là cây xóa đói mà còn là cây giúp người dân đổi thay cuộc sống. Trồng rong sụn khá đơn giản. Sau khi mua giống từ các về, bà con cứ phân đoạn cây rong giống có chiều dài từ 0,3-0,5m, rồi mang ra vùng biển và buộc chặt các đoạn rong giống với khoảng cách từ 0,2-0,3m vào giàn dây được cột chặt vào cọc gỗ đã cắm sâu dưới đáy cách mặt nước biển khoảng 1,5m.
Sau đó, để rong sụn sinh trưởng với môi trường biển tự nhiên trong thời gian từ 3-4 tháng thì thu hoạch, tùy theo tốc độ sinh trưởng của rong sụn. Ngoài nghề đi biển, nhờ thu nhập thêm từ trồng rong sụn, nhiều hộ đã cải thiện đời sống đáng kể.
Những ưu điểm đặc biệt của cây rong sụn là, rong sụn có thời gian sinh trưởng ngắn và sớm cho thu hoạch. Đặc biệt, sau khi thả giống xuống biển nuôi khoảng 20 ngày, chùm rong giống sẽ phát triển lớn gấp hai hoặc ba lần chùm giống thả nuôi ban đầu, lúc này người nuôi có thể chiết giống ra thêm để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi trồng mà không phải tốn thêm chi phí mua giống. Bình quân mỗi chùm rong phát triển tốt có thể đạt trọng lượng hơn 3 kg, nên chỉ từ hai đến ba tháng là có thể thu hoạch.
Công ty Long Hải đã chế biến rong sụn thành đồ uống bổ dưỡng cho người tiêu dùng
Chi cục Thủy sản Ninh Thuận cho biết, cây rong sụn sinh trưởng tốt khi được thả nuôi ở những khu vực ven biển có gió nhẹ hoặc khu vực đầm yên tĩnh. Tùy theo cách trồng dày hay thưa của ngư dân khi thả cọc và căng dây làm giàn trên mặt nước biển, nhưng bình quân thì từ 0,5 đến 1 tấn giống/ha mặt nước biển. Tổng chi phí đầu tư khoảng 15 triệu đồng/ha (rất thấp so với chi phí nuôi trồng các loại cây trồng khác).
Tuy nhiên, cây rong sụn cho năng suất cao, bình quân từ 15-17 tấn rong tươi/vụ, nếu ở các vị trí trồng thuận lợi và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ đạt từ 25-30 tấn/vụ. Hiện giá rong khô được thu mua tương đối cao đã mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi rong sụn tại Ninh Thuận.
Với dây chuyền máy móc hiện đại Công ty Long Hải chế biến rong biển thành những sản phẩm ngon, bổ dưỡng đưa đến tay người tiêu dùng
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải cho biết, để phục vụ sản xuất các sản phẩm thạch cũng như hai sản phẩm đồ uống, mỗi ngày công ty thu mua của bà con 5 tấn rong khô tương đương với 35 tấn rong tươi. Một năm Công ty thu mua khoảng 1500 tấn rong sụn khô.
“Hiện công ty chỉ thu mua rong sụn khô bởi một năm người dân chỉ thu hoạch 2 vụ. Khi thu hoạch xong người dân sẽ mang phơi khô sau đó sẽ bán cho công ty. Với việc thu mua sản phẩm từ người dân ổn định, công ty cũng đã giúp hàng trăm nghìn hộ trồng rong sụn các tỉnh miền trung ổn định cuộc sống” - ông Nguyễn Văn Thành cho biết.
Theo ông Thành, rong sụn được trồng từ năm 1993 nhưng tự phát, không có quy hoạch, thấy vùng nào trồng được là trồng. Bản thân giống rong sụn cũng bị thoái hóa do người dân trồng tự phát, cấu ngọn.
“Mới đây Công ty Long Hải đã kêu gọi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ người dân bằng cách sản xuất giống rong sụn. Ưu thế các vùng biển miền trung của Việt Nam rất thuận lợi để phát triển. Bộ Nông nghiệp đã nghiên cứu quy hoạch vùng trồng rong sụn với các tỉnh. Hiện Long Hải đang cùng Tổng cục Thủy sản làm dự án sản xuất giống rong sụn để tăng năng suất, chất lượng để cung cấp cho người trồng rong các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên...giúp người dân có thu nhập tốt hơn” - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải cho hay.
Bùi Tú