Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trước nguy cơ “quá đát”

THCL- Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer, làm việc tại Trun

 

THCL Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer, làm việc tại Trung tâm Các vấn đề của Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings, cho rằng “Mỹ không hề có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, phù hợp để chống lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”. Bình luận này khiến giới nghiên cứu lo ngại, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa.

Ảnh minh họa: The Hill

Từ các “sáng kiến phòng thủ” đến hệ thống tên lửa

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, bằng các tên lửa đối kháng hoặc kỹ thuật laser.

“Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược (SDI)” thời Tổng thống Reagan, với hy vọng đối phó với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân; “Sáng kiến Phòng thủ toàn cầu hạn chế (GPALS)” của ông Bush đối phó với 200 đầu đạn; “Chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD)” thời ông Clinton chỉ còn đối phó với vài chục đầu đạn hạt nhân.

Còn “Dự án tấn công toàn cầu tức thì” dưới thời Tổng thống Obama với tham vọng là có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất chỉ mất 30 phút và tới Nga chỉ 16 phút.

Khiến giới chuyên gia và dư luận đặt câu hỏi NMD liệu có đứng trước nguy cơ “quá đát”?

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo, gọi tắt là BMD.

BMD với 4 phiên bản chủ yếu: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); và Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Hệ thống công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo, có mục tiêu ban đầu là để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Liên Xô. Sau năm 1991, hệ thống này được tuyên bố là chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Iran và Triều Tiên.

Tháng 3/2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía Tây nước Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, đồng thời hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch đánh chặn ở châu Âu.

Hệ thống BMD, có thể phóng đi từ nhiều vị trí như: hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. BMD được phân thành 4 loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000 km); tầm cận trung (1.000-3.000 km); tầm trung (3.000-5.500 km); tầm xa (5.500 km) hay còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hành trình của tên lửa đạn đạo trải qua 3 giai đoạn: (1) giai đoạn tăng tốc, tính từ khi phóng đến khi kết thúc động cơ đẩy; (2) giai đoạn giữa từ khi tên lửa đi vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; (3) giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa tách ra gần 60 giây thì phát nổ.

BMD có 4 chức năng: (1) phát hiện; (2) phân biệt; (3) điều khiển hỏa lực; (4) tiêu diệt. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm cho đến nay vẫn còn khác nhau nên chưa thể khẳng định được độ chính xác trong điều kiện chiến đấu trên thực tế.

Các phiên bản BMD

Năm 2009, Tổng thống Mỹ Obama lần đầu tiên đưa ra yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD cả về chi phí và hiệu quả. Sau khi Tổng thống Obama ra lệnh hủy bỏ 3 chương trình BMD, quân đội Mỹ chỉ còn sở hữu 4 chương trình BMD bao gồm: GMD, Aegis, THAAD và PAC-3.

Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD), là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Năm 2013 Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa. Mỹ sẽ tăng lên 44 tên lửa này vào năm 2017. Đến nay đã có 7/14 lần thử nghiệm thành công tên lửa loại này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (Aegis), là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống BMD của Mỹ. Hệ thống này được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung.

Đến năm 2013, Mỹ đã có 24 hệ thống Aegis triển khai trên các tàu chiến trong Hạm đội Thái Bình Dương. Cuối năm nay triển khai tiếp 38 tàu lớp này. Đến tháng 2/2013 đã có 24/30 lần thử nghiệm thành công.

Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD), là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, nhằm đánh chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm cận trung.

Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Tên lửa này đã được triển qua các năm 2008, 2013 tại các nơi quan trọng bao gồm cả đảo Guam.

Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3), là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh (1991) và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống BMD của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối.

PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã tuyên bố: “hệ thống phòng không - vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới”. Vì thế, giới nghiên cứu kỹ thuật quân sự dự báo NMD của Mỹ có thể đang đứng trước nguy cơ “quá đát” trong khi hệ thống này vẫn chưa hoàn thiện.

Theo Dân trí

Tin mới

Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não
Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não

Sáng 29/3, tại thành phố Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định phối hợp với Công ty TNHH Thương mại, Công nghiệp và Truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ”, trao tặng quà cho Chi hội Gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định.

Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro
Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro

Hơn 1/5 công suất lọc dầu toàn cầu có nguy cơ bị tê liệt do biên lợi nhuận ngành này suy giảm còn áp lực cắt giảm lượng phát thải carbon ngày càng lớn, theo Wood Mackenzie.

Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh: Quý I/2024, xử lý 244 vụ, thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh, trong quý I/2024, đơn vị này đã kiểm tra 249 vụ, xử lý 244 vụ với 261 hành vi; thu nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng đạt 33,4% kế hoạch năm 2024.

Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Vĩnh Phúc: Có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tính đến ngày 15/03/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 12 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt 2.099 tỷ đồng; cấp giấy phép cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 347,13 triệu USD; có 283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 6,91%, tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể về vốn đăng ký với 3.325 tỷ đồng, tăng 40,73% so với cùng kỳ.

Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Hà Nội: Thông qua nghị quyết về mức học phí, các khoản thu sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục

Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về mức học phí, các khoản thu, danh mục sự nghiệp công sử dụng Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo thành phố.

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.