Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường M&B ở Việt Nam khá đa dạng

Đó là nhận xét của ông Dominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 - Kích hoạt những cơ hội mới.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital cho biết: “Hiện đầu tư ở Việt Nam khá đa dạng. Có những giao dịch giữa các công ty Việt Nam với công ty Việt Nam. Đây là xu hướng tuyệt vời. Bởi vì cùng là người Việt thì hiểu nhau hơn, giao dịch sẽ dễ hơn, chi phí cho rủi ro trong các giao dịch mua bán, sáp nhập giữa Việt Nam và Việt Nam sẽ thấp hơn. Giai đoạn hội nhập sau sáp nhập cũng sẽ đơn giản hơn nhiều”.

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 - Kích hoạt những cơ hội mới. Ảnh Lê Toàn
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 - Kích hoạt những cơ hội mới. Ảnh Lê Toàn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thích ứng tốt và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Những xu thế mới về công nghệ, cơ chế thương mại, đổi mới sáng tạo,… sẽ tạo ra những cơ hội mới, giúp nền kinh tế Đông Nam Á, Châu Á rỗi dậy.

“Chúng ta đã nói về khu vực kinh tế Đông Nam Á trong nhiều năm, khu vực này trong những thập kỉ trước khá yên lặng, nhưng sắp tới đây sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới và sẽ có nhiều cơ hội nữa. Và đến năm 2030 sẽ có 1 tỷ người có độ tuổi trên 65, tức là có sự thay đổi về nhân chủng học, điều này sẽ mở ra những cơ hội khác. Có những cơ hội lại đến từ vấn đề, như trách nhiệm về môi trường xã hội và và quản trị ESG chỉ để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển các công nghệ mới để cải thiện năng lực thích ứng của chúng ta”, ông Dominic chia sẻ.

Theo ông, những gì Việt Nam cần làm là cải thiện những điểm có thể để đón nhận làn sóng mới. Cụ thể, cần nâng cao năng lực của cơ quan Nhà nước. Trong 02 năm qua, có tới 15.000 công chức, viên chức nghỉ việc. Đây là thực trạng đáng quan ngại, bởi tốc độ hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân thì rất nhanh và cơ quan Nhà nước cần phải bắt kịp tốc độ này, đặc biệt ở các lĩnh vực mới như số hóa, các lĩnh vực chịu tác động của biến đổi khí hậu, bản quyền sở hữu trí tuệ,… là các lĩnh vực cần bộ máy thực thi mạnh mẽ, được trang bị tốt.

Bên cạnh đó, có thể cải thiện hệ thống trọng tài để giải quyết tranh chấp về môi trường kinh doanh quốc tế. Chúng ta có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh. Với trung tâm này, chúng ta có thể có thể can thiệp và dễ dàng cải thiện năng lực cũng như mức độ hấp dẫn của của dịch vụ VIAC.

Các công ty kế toán, kiểm toán cũng cần nâng chuẩn của mình lên, sử dụng cái hệ thống báo cáo, cái báo cáo tài chính quốc tế và hệ thống kế toán theo kiểu Mỹ, như ESAS, ASRS để đáp ứng xu thế hội nhập.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Ngoài ra, cần tạo cơ chế chuyển tiền giữa nước ngoài và Việt Nam thuận lợi cho các công ty hoạt động, kinh doanh ở nước ngoài, quan tâm đúng mực vấn đề VISA đối với du khách và người nước ngoài,…

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải chú ý giảm thiểu rủi ro cho đối tác tài chính của mình. Có thể có những cấu trúc theo kiểu gọi vốn và một nửa là vốn chủ sở hữu, tức là cổ phần và một nửa đó là vốn nợ chẳng hạn hoặc có thể có dạng gọi là tài chính, cấu trúc theo dạng có điều kiện.

Ngoài ra còn có các phương pháp phi tài chính để giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Ví dụ như quản trị tốt hơn, quản lý rủi ro mạnh hơn, đa dạng hóa về rủi ro, đảm bảo tính minh bạch trong cung cấp thông tin, tính trách nhiệm và tăng cường tinh thần trách nhiệm, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp được nhận đầu tư. Đó là những biện pháp phi tài chính nhưng giúp cho các công ty có thể tăng cường xác suất của mình trong việc thu hút vốn đầu tư.

Ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Luật VILAF cho hay, đã làm việc với các doanh nghiệp có kinh nghiệm M&A từ đầu năm 2020. Ông Ngọc Anh thông tin, có nhiều thương vụ M&A thành công ngay cả trong thời điểm khó khăn.

Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam chỉ đạt 5,7 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022. Số lượng giảm từ khoảng 700 thương vụ xuống còn khoảng 350. Giá trị các thương vụ cũng thấp hơn, từ trung bình 31 triệu USD/thương vụ năm 2021 xuống còn 16,5 triệu USD năm 2022. Những năm trước, có những thương vụ trị giá hàng tỷ USD, nhưng năm 2022, không có thương vụ nào như thế.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.