Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tính đến tháng 10/2022 có hơn 40 thương vụ giao dịch mua bán và sáp nhập - M&A

Các thương vụ giao dịch mua bán và sáp nhập - M&A của năm 2022, tập trung vào lĩnh vực bất động sản có khoảng 20 thương vụ, lĩnh vực bán lẻ có khoảng 10 thương vụ và lĩnh vực thực phẩm có khoảng 07 giao dịch nổi bật.

Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương tại Báo cáo hoạt động tập trung kinh tế, các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, thương mại điện tử, logistics chứng kiến nhiều giao dịch M&A trong nửa đầu năm 2022 thì lĩnh vực bất động sản có khoảng 20 M&A giao dịch nổi bật; Lĩnh vực bán lẻ có khoảng 10 giao dịch nổi bật; Lĩnh vực thực phẩm có khoảng 07 giao dịch nổi bật. Cụ thể như sau: 

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Lĩnh vực bất động sản

Giao dịch Công ty CP DRH Holdings cho công ty con là Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bất động sản Đông Sài Gòn nhận chuyển nhượng lên đến 99% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Hòa Bình; Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mua 57,82 triệu cổ phiếu Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex; Công ty CP Phát triển Sunshine Homes đã quyết định nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Sao Ánh Dương...

Lĩnh vực bán lẻ

Masan chi 110 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng) để mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty mẹ của chuỗi trà sữa Phúc Long. Sau giao dịch, Tập đoàn Masan sở hữu tổng cộng 51% cổ phần Phúc Long.

Ngân hàng Singapore United Overseas Bank (UOB) mua lại mảng bán lẻ của Citigroup tại 4 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với giá khoảng 4,915 tỷ đô la Singapore. Thế Giới Di Động liên doanh với PT Erafone Aratha Retailindo, công ty con của Tập đoàn Erajaya để thành lập PT Era Blue Elektronic.

Lĩnh vực thực phẩm

Giao dịch M&A giữa Nova Consumer và Công ty TNHH Thực phẩm Mặt trời mọc (Sunrise Foods), qua đó Nova Consumer sở hữu công ty Anco Family Food; Liên doanh giữa Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Dược phẩm Đông Á để thành lập Công ty Bapi; Temasek, SeaTown Private Capital Master Fund (Singapore) và Periwinkle Pte Ltd mua 35,95% cổ phần trong Golden Gate từ Prosperity Food Concepts Pte. Ltd (Singapore) và các cổ đông cá nhân khác…

Ngoài ra, một số giao dịch điển hình trong 06 tháng đầu năm 2022 trong các lĩnh vực khác có thể kể đến: Nhóm doanh nghiệp của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai mua 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Gia súc Lơ Pang; Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ liên doanh với Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam hợp tác phát triển chăn nuôi lợn; Tập đoàn PAN đã chi hơn 524 tỷ mua thâu tóm cổ phiếu Bibica.

Giao dịch của doanh nghiệp nội địa

Báo cáo cũng cho thấy, trong 06 tháng đầu năm 2022, Cục đã tiếp nhận tới 62 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, xấp xỉ số hồ sơ Cục tiếp nhận trong cả năm 2020 và bằng gần 1⁄2 số hồ sơ Cục tiếp nhận trong năm 2021.

Lĩnh vực thực phẩm có khoảng 7 giao dịch, mua bán, sáp nhập. Ảnh minh họa internet
Lĩnh vực thực phẩm có khoảng 07 giao dịch, mua bán, sáp nhập. Ảnh minh họa internet.

Hầu hết các giao dịch tập trung kinh tế nộp hồ sơ thông báo đến Cục thuộc ngưỡng thông báo về tổng doanh thu, tổng tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, chiếm gần 92% tổng số hồ sơ thông báo.

Chủ thể tham gia giao dịch tập trung kinh tế là các doanh nghiệp với loại hình đa dạng, gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. Mỗi giao dịch có từ hai doanh nghiệp tham gia trở lên.

Trong 62 giao dịch tập trung kinh tế được thông báo tới Cục có tổng số 202 doanh nghiệp tham gia, trong đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài (được thành lập và hoạt động tại nước ngoài) là 82 doanh nghiệp (chiếm 40,59%), trong khi số lượng các doanh nghiệp nội địa chiếm ưu thế hơn với 120 doanh nghiệp (chiếm 59,41%).

“Tỷ lệ này có sự thay đổi đáng kể so với năm 2021, khi tương quan giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước lần lượt khi đó là 24,93% và 75,07%”, báo cáo nhận định.

Cũng trong 62 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, có 51 giao dịch tập trung kinh tế có hình thức mua lại doanh nghiệp, chiếm 82% tổng số giao dịch được thông báo; 3 giao dịch tập trung kinh tế có hình thức sáp nhập doanh nghiệp, chiếm 5% tổng số giao dịch được thông báo; 8 giao dịch tập trung kinh tế có hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp, chiếm 13% tổng số giao dịch được thông báo.

Trong 62 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, số lượng giao dịch được thực hiện tại Việt Nam chiếm đa số với 39 giao dịch, chiếm 62,9%, trong khi đó 37% số giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam với 23 giao dịch.

Đa số các giao dịch tập trung kinh tế thông báo được thực hiện tại Việt Nam (chiếm 63%). Trong đó, đa phần các bên tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp Việt Nam và một bên là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp tham gia giao dịch tập trung kinh tế này đều có thị phần hoặc thị phần kết hợp dưới 20% (dưới ngưỡng an toàn). Trong đó, số giao dịch tập trung kinh tế có thị phần, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 0-5% chiếm 62%, từ 5-10% chiếm 19%, từ 10-20% chiếm 19% và trên 20% chiếm 0%.

Chỉ có 01 giao dịch thông báo tập trung kinh tế thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức trên thị trường vận tải đường biển do có tiềm ẩn tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh chi 669 tỷ đồng nâng cấp đường nối Quảng Yên - Uông Bí
Quảng Ninh chi 669 tỷ đồng nâng cấp đường nối Quảng Yên - Uông Bí

UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1996/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án cải tạo và nâng cấp đoạn đường tỉnh 338, từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18.

Cổ phiếu HBC sẽ chuyển sang sàn giao dịch UPCoM
Cổ phiếu HBC sẽ chuyển sang sàn giao dịch UPCoM

Theo HBC, doanh nghiệp này sẽ tiến hành chuyển niêm yết gần 347,2 triệu cổ phiếu sang sàn UPCoM thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Việc chuyển sàn giao dịch này dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2024.

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, rất vui khi Philippines đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế cho các binh sĩ trên Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông trong ngày 27/7 mà không bị cản trở, hoan nghênh giải pháp ngoại giao mà Philippines đã đạt được với Trung Quốc về vấn đề này.

Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử 29,11%
Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử 29,11%

Tính đến giữa tháng 7/2024, xuất khẩu máy vi tính, linh kiện điện tử đã vượt điện thoại và linh kiện trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước với kim ngạch đạt 36,32 tỷ USD, tăng 29,11% so với cùng kỳ.

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Anh tăng 68,4%
Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Anh tăng 68,4%

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan thể hiện, tháng 6/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt 2,18 nghìn tấn, trị giá 9,1 triệu USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 15,1% về trị giá so với tháng 5/2024, nhưng so với tháng 6/2023 giảm 44,6% về lượng và giảm 17,5% về trị giá.

Bố trí hơn 2.230 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
Bố trí hơn 2.230 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng

Trong giai đoạn 2026 - 2031, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dự kiến được cải tạo đường, nâng bán kính đường cong tại các điểm nghẽn về vận tải; gia cố cống, hệ thống thoát nước và nền đường yếu. Đường ga, nhà ga, hầm yếu cũng được cải tạo nhằm đảm bảo an toàn, xóa bỏ điểm đen gây hạn chế tốc độ.