Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp định EVFTA & EVIPA: Thúc đẩy liên kết và phát triển bền vững

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS. Vũ Tiến Lộc trước sự kiện Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa EU và Việt Nam.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS. Vũ Tiến LộcChủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS. Vũ Tiến Lộc

Đánh giá của ông về vấn đề này như thế nào?

Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang lan rộng, thách thức tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu, mà nền kinh tế Việt Nam là một mắt xích, thì việc EVFTA được Nghị viện châu Âu phê chuẩn - mở ra cơ hội lớn thúc đẩy sự chuyển dịch các chuỗi giá trị này.

Bên cạnh những thách thức hiện hữu, vẫn có những cơ hội vàng đang mở ra. Tác động kép của Covid-19 và EVFTA, chắc chắn sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên ngoài và nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

EVFTA được Nghị viện châu Âu phê duyệt và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tại kỳ họp tới - là một dấu mốc mới trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.

Với việc phê chuẩn hiệp định này, Liên minh châu Âu - một thị trường khó tính với những chuẩn mực cao nhất trên thế giới, đã ghi nhận những nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường, phát triển bền vững và quyết tâm tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, EVFTA được ví như “con đường cao tốc hướng tây”, kết nối Việt Nam tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường...

Lợi ích trước mắt, có thể thấy: Ngay lập tức, châu Âu dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh bởi 70,3% kim ngạch XNK của Việt Nam vào thị trường này.

Việt Nam xóa bỏ 48,5% (tương đương 64,5% kim ngạch NK vào Việt Nam), sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông một dòng chảy mới về thương mại giữa Việt Nam với một thị trường có sức mua lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ, hiện nay Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do với Mỹ), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ. Rượu vang Pháp, Ý rồi sẽ quen thuộc hơn trong bữa ăn của người dân Việt và tôm Việt Nam sẽ nhiều hơn trong bữa ăn của các gia đình các nước EU.

“Ăn theo” dòng chảy thương mại là dòng vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cấp các mắt khâu “made in Vietnam” hay “made by Vietnam” trong các chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam đang nỗ lực tham gia. Với sự tham gia của các đối tác châu Âu, chúng ta kỳ vọng, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của những công đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị DN, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. “Phát triển bền vững” - là từ khóa - nền tảng tương tác giữa các nền kinh tế và DN theo khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có EVFTA.

DN phải làm gì khi trở thành chủ nhân của “ngôi nhà” EVFTA?

Để tận dụng cơ hội vàng này, các DN cần tạo dựng một trong những yếu tố sau.

Trước hết, DN cần tìm hiểu về các cam kết, thách thức, cơ hội liên quan đến ngành và lĩnh vực trong hoạt động của đơn vị để định vị lại mình và hành động ngay; tái cấu trúc thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng... để tận dụng các cơ hội mà các cam kết mở ra.

DN phải gia tốc những nỗ lực, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính mình về mô hình kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu - không có nền tảng là năng lực cạnh tranh bền vững thì không thể hội nhập thành công.

Muốn ra được thị trường thế giới, thì phải đứng vững trên mảnh đất của mình. Hướng ra EU, hướng ra thị trường thế giới mênh mông, nhưng đừng quên thị trường “trước nhà”, “trong ngõ” của chính dân mình. Thị trường nội địa với gần 100 triệu dân trong một nền kinh tế đang cất cánh - sẽ là bệ đỡ, điểm tựa cho các DN Việt vươn ra thị trường thế giới.

Cơ hội lớn mở ra, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Về lý thuyết, ở những lĩnh vực nào có sự cạnh tranh trực tiếp giữa các DN Việt Nam và các DN EU, thì cạnh tranh trong EVFTA sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, về tổng thể, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước EU mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp.

Cạnh tranh gay gắt, sẽ chỉ ở một số lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu, trong khi EU lại rất mạnh như logistics, chăn nuôi… Mặc dù vậy, ngay cả với những ngành này, chúng ta cũng không quá lo lắng, bởi các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các DN trong nước.

Nỗ lực vươn lên, đương đầu với cạnh tranh song phẳng phải là tâm thế của DN thời hội nhập, mà không phải là tiếp tục trông chờ vào bảo hộ. Thực tiễn của những ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao của chúng ta hiện nay, đều là những ngành, lĩnh vực đã nói không với bảo hộ, cam kết với cạnh tranh, dũng cảm mở cửa và hội nhập.

Hiệp định EVFTA & EVIPA, thúc đẩy liên kết và phát triển bền vữngHiệp định EVFTA & EVIPA, thúc đẩy liên kết và phát triển bền vững

Vậy, Nhà nước sẽ làm gì với tư cách mở đường, dẫn dắt?

Cộng đồng DN cần sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực thực thi Hiệp định EVFTA. DN chuẩn bị về tâm thế, nguồn lực. Nhà nước, bên cạnh việc phối hợp với các hiệp hội DN tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn DN về hiệp định, thì việc chuẩn bị về thể chế là điều quan trọng.

Để nâng cao năng lực thể chế, chuẩn bị cho hội nhập, không chỉ có việc cải cách để “nội luật hóa” bảo đảm tuân thủ các cam kết, mà còn phải cải cách để tận dụng tốt nhất các cơ hội. Cải cách thể chế sâu rộng hơn, cam kết sẽ mở không gian phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.

Nếu ví EVFTA là con đường cao tốc, thì những thể chế nội địa là những đường nội đô, nội thị, những đường gom… Tất cả những con đường này có thông thoáng, kỷ cương, thì cỗ xe kinh tế Việt Nam mới có thể tăng tốc.

Nỗ lực cải cách thể chế thời hội nhập phải tiếp tục củng cố những nền tảng cạnh tranh minh bạch và công bằng; phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường; hỗ trợ DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thúc đẩy liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các DN FDI với DN trong nước. Có rất nhiều việc phải làm để phát huy hiệu quả của hội nhập.

“Thể chế nào thì DN đó” - chìa khóa để hội nhập EVFTA nói riêng hay hội nhập kinh tế quốc tế nói chung thành công, suy cho cùng, phải bắt nguồn từ những nỗ lực cải cách thể chế của Nhà nước song hành với những nỗ lực nâng cấp về quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Đó là đôi chân ngàn dặm để nền kinh tế Việt Nam có thể đi tới thành công...

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt đột ngột qua đời vì tai nạn

Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên
Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên

Sáng 20/4, tại sân bay Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?

Tháng 3/2024, Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón, với gần 175.000 tấn, tăng gần 44% về lượng, hơn 55% giá trị và tăng gần 8% về giá so với tháng 2/2024.

Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu
Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Út (SN 1966, quê Cà Mau; tạm trú tại TP. Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người.