Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp định RCEP - Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo các chuyên gia, hiệp định RCEP là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn đầu vào giá tốt, nguồn công nghệ có chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh.

Cơ hội hợp tác từ Hiệp định RCEP

Ngày 01/01/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (gọi tắt là RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và 05 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc.

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác, cơ hội việc làm và thu nhập cho khu vực kinh tế với quy mô 2,2 tỷ dân (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) và GDP trên 26.000 tỷ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu).

Hiệp định RCEP được nhận diện là một FTA thế hệ mới, với cam kết về cả các vấn đề thương mại truyền thống (như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư...) và các vấn đề mới (như mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhỏ và vừa...).

Các cam kết RCEP trong một số khía cạnh/lĩnh vực có mức tự do hóa cao hơn so với các FTA đã có giữa ASEAN và từng đối tác bên ngoài. Tuy nhiên, RCEP không bao gồm các cam kết về doanh nghiệp nhà nước, lao động, môi trường hay phát triển bền vững.

Các nước đối tác RCEP có cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong khoảng từ 30% đến 100% số dòng thuế. Đa số các nước có lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 20 năm, Singapore xóa bỏ 100% thuế quan ngay, New Zealand trong vòng 15 năm và Nhật Bản dài nhất 21 năm.

Hiệp định RCEP là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn đầu vào giá tốt, nguồn công nghệ có chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh.
Hiệp định RCEP là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn đầu vào giá tốt, nguồn công nghệ có chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh.

Việt Nam tận dụng mở rộng thương mại từ RCEP

Mức độ mở cửa thị trường và tiêu chuẩn cam kết quy tắc trong RCEP cơ bản bằng hoặc thấp hơn so với các FTA thế hệ mới - tiêu chuẩn cao mà Việt Nam đang thực thi như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Việt Nam có mối quan hệ thương mại - đầu tư đặc biệt lớn với các nước thành viên ký kết RCEP. Những đối tác thuộc top đầu các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam đều có mặt trong khu vực này. Vì vậy, câu chuyện về thương mại hàng hoá là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý.

RCEP là khu vực hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu cực kỳ năng động trên thế giới. Khu vực này chiếm 50 - 55% tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu chiếm 25 - 30%, còn nhập khẩu xấp xỉ 70%.

Như vậy, các nước RCEP là nguồn cung nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt là các nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị phục vụ nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu. Đây là cơ hội để doanh nghiệp có nguồn đầu vào giá tốt, nguồn công nghệ có chất lượng để cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang củng cố lại các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nguồn cung từ các nước RCEP cũng có thể sẽ là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, điện tử công nghiệp hỗ trợ.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng
Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng

Ngày 29/3, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày hội HMTN đợt 1 năm 2024. Ngày hội đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân tham gia đăng ký hiến máu.

Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”
Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”

Ngày 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024, mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25%, mở rộng mạng lưới, bầu bổ sung thành viên HĐQT…

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ

Ngày 29/03, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ 7.890 kg sợi polyester các loại không có nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ có trị giá hơn 118 triệu đồng.

Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng
Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất.

VN-Index kết tuần bằng phiên giảm hơn 6 điểm, chưa thể chinh phục mốc 1.300
VN-Index kết tuần bằng phiên giảm hơn 6 điểm, chưa thể chinh phục mốc 1.300

Phiên 29/3, chỉ số VN-Index giảm 6,09 điểm, tương đương 0,47%, xuống 1.284,09 điểm. Sắc đỏ ngự trị ở hầu hết các nhóm ngành, trong đó, khá nhiều cổ phiếu mất trên 1% giá trị.

Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 4,33%
Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 4,33%

Theo báo cáo của ngành Công Thương tỉnh Long An, quý I năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,33% so với cùng kỳ năm 2023.