Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiệp hội VATAP: Góp phần giúp doanh nghiệp vững tin hội nhập 

Thời gian qua, Hiệp hội Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã có nhiều hoat động thiết thực, là cầu nối giữa doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Đăng Sinh.

Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Đăng Sinh.
Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh

Xin ông cho biết, những năm qua, đại dịch Covid-19 đã khiến không ít DN lao đao, sức mua của người tiêu dùng sụt giảm, Hiệp hội VATAP đã có những phương án cụ thể nào nhằm góp phần phục hồi nền kinh tế?

Trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 bùng phát, một số DNNVV, nhà sản xuất đã phải ngừng hoạt động, khiến nhiều mặt hàng tiêu dùng hằng ngày khan hiếm. Lợi dụng điều này, không ít cơ sở đã làm hàng giả, hàng kém chất lượng, tung ra thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tài chính của người tiêu dùng.

Nắm bắt được thực trạng đó, Hiệp hội VATAP đã có những hành động quyết liệt, như: Thông báo đến các DN thành viên của Hiệp hội về những mặt hàng, sản phẩm bị làm giả, kém chất lượng liên quan đến DN, để các DN, nhà sản xuất có phương án ứng phó kịp thời; khuyến cáo người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ hàng hóa khi mua, đặc biệt là các loại hàng hóa được giao dịch mua bán qua các sàn TMĐT hay các trang mạng bán hàng trực tuyến. 

Cùng với đó, Hiệp hội VATAP thường xuyên cung cấp thông tin - phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thu giữ một lượng lớn hàng lậu, hàng giả. Những hoạt động này, đã góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, cũng như uy tín, thương hiệu của các DN làm ăn chân chính.

Đặc biệt, Hiệp hội VATAP đã tổ chức nhiều hội thảo, chương trình giao lưu giữa các DN với bộ, ban, ngành liên quan để tìm ra những phương án tối ưu, tháo gỡ khó khăn, giúp các DN nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh trở lại, từng bước góp phần phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tôn vinh thương hiệu Việt, Hiệp hội VATAP đã triển khai những phương án thiết thực nào?

Ngay từ đầu năm 2022, Hiệp hội đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về chống hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến lĩnh vực thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng. Đây là những vấn đề nhạy cảm, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng  người tiêu dùng. 

Từ nhận thức trên, Hiệp hội VATAP đã nỗ lực kết nối với nhà sản xuất và các cơ quan chức năng, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, đặc biệt là Tạp chí Thương hiệu và Công luận (Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội) để đăng tải những thông tin trung thực về chất lượng của các loại hàng hóa, thực phẩm… giúp người tiêu dùng có những lựa chọn chính xác, yên tâm sử dụng, từ đó, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Hiệp hội VATAP thường xuyên gửi đến các DN, nhà sản xuất là thành viên Hiệp hội, cũng như các DN nói chung những thông tin mới nhất về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu… Với vai trò là cầu nối giữa DN với các cơ quan chức năng, Hiệp hội đã phát huy tối đa năng lực hiện có để hướng dẫn các DN tuân thủ nghiêm các quy định về pháp lý, hoàn thiện quy trình sản xuất, quản trị DN…, từ đó, giúp các DN khẳng định thương hiệu của mình và nhanh chóng hội nhập vào chuỗi cung ứng chung của nền kinh tế.

Trong những tháng cuối năm 2022, Hiệp hội VATAP phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức các khóa tập huấn cho DN với các chuyên đề về xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Hiệp hội tiến hành các thủ tục pháp lý, tư vấn để các DN có đủ điều kiện được công nhận là Thương hiệu quốc gia. Các DN khi được Bộ Công Thương lựa chọn, công nhận đạt chuẩn Thương hiệu quốc gia - sẽ là một lợi thế rất lớn cho DN khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội VATAP, ông đánh giá như thế nào về nhận thức, năng lực và phương pháp của các DN trong nước khi họ tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia? VATAP có chủ trương cụ thể nào hỗ trợ các DN để họ vững tin khi tham gia hội nhập nền kinh tế số?

Theo nhận định của cá nhân tôi, thời điểm hiện tại, nhiều DN trong nước, nhất là các DNNVV, đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình chuyển đổi số. Việc các DN chậm trễ hoặc gặp khó khăn khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, có một phần nguyên nhân do chi phí cho quy trình số hóa dữ liệu, chuyển đổi số là khá lớn. Đội ngũ nhân viên vận hành hệ thống thông tin dữ liệu của DN chưa được tập huấn, trang bị kỹ năng...

Nắm bắt được thực tế trên, Hiệp hội VATAP đã lên kế hoạch hỗ trợ, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số cho các DN, từ đó giúp DN vững tin hội nhập vào nền kinh tế số quốc gia.

Một việc làm cụ thể sẽ được Hiệp hội thực hiện ngay trong tháng 10 năm nay đó là tổ chức hội thảo khoa học về Chuyển đổi số - Kinh tế số cho DN là thành viên Hiệp hội và cả các DN ngoài Hiệp hội. Hội thảo, dự kiến sẽ được tổ chức tại TP. Vinh (Nghệ An) với sự tham gia của nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số và kinh tế số.

Hiệp hội VATAP tin tưởng rằng, sau khi tham dự hội thảo, các DN sẽ nắm bắt được những yếu tố quan trọng, thiết thực nhất về quy trình chuyển đổi số. Từ đó, các DN sẽ đưa ra được định hướng, phương án chuyển đổi số thích hợp và hiệu quả cho đơn vị mình. Hiệp hội cũng đã xây dựng nhiều phương án hỗ trợ DN thành viên, để từng bước DN khẳng định thương hiệu của mình trong nền kinh tế số quốc gia.

Nhân dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày TH&CL xuất bản ấn phẩm đầu tiên, Chủ tịch có chia sẻ gì cùng Ban Biên tập?

Trong suốt quá trình 10 năm hoạt động báo chí, Báo TH&CL (nay là Tạp chí TH&CL) luôn làm tốt vai trò là Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội VATAP. TH&CL đã thể rõ vai trò tiên phong trên mặt trận thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế.  

Cùng với đó, Tạp chí Thương hiệu và Công luận phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và DN làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự phối hợp trên được thể hiện rõ nét qua việc Tạp chí thường xuyên chủ động cung cấp thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cho các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Với tốc độ phát triển vượt bậc của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cũng như để hội nhập nền kinh tế số toàn cầu, tôi mong muốn, trong thời gian tới, Tạp chí sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn DN thành viên Hiệp hội, cũng như các DN khác nhanh chóng thích ứng và có những phương án tối ưu để tự tin hội nhập nền kinh tế số toàn cầu.

Nhân dịp này, thay mặt Hiệp hội VATAP, tôi gửi tới Ban Biên tập, phóng viên, biên tập viên và nhân viên Tòa soạn lời chúc sức khỏe và thành công!

Trân trọng cảm ơn Chủ tịch!

Tiến Nguyên - Việt Anh (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả
Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả

Ngày 23/4, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án 0424V, bắt giữ nhiều đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thu giữ một thỏi vàng giả, 350 triệu đồng và nhiều tang vật khác.

Bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch là chuyên đề được đưa vào giám sát, giám sát tối cao của Quốc hội
Bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch là chuyên đề được đưa vào giám sát, giám sát tối cao của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội giám sát tối cao 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 9 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại phiên họp tháng 8/2025.

Năm 2024 nhà Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 790 tỷ đồng
Năm 2024 nhà Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 790 tỷ đồng

Ngày 23/04/2024, Tập đoàn Khang Điền (KDH) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 tại Khách sạn Lotte Saigon, quận 1, TP. HCM. Tại Đại hội, các cổ đông của KDH đã thông qua tất cả nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ 1/10 tới đây?
Tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ 1/10 tới đây?

Ngày 23/4, trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Đường cao tốc Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải cho biết, nội dung này có trong dự thảo Luật Đường bộ (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7 sắp tới.

Điểm tên các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn
Điểm tên các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn

Châu Phi, Châu Đại Dương không có quốc gia nào góp mặt trong số các quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ có sản lượng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới, nhiều gấp hơn hai lần so với Trung Quốc và Pháp cộng lại.

Hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng, giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng
Hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng, giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng

Trong số 12 ngân hàng, doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng hôm nay, có 2 đơn vị trúng thầu, khối lượng 3.400 lượng vàng.