Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN lần thứ nhất

Tiếp theo các hoạt động thuộc chuỗi hội nghị đầu tiên của năm ASEAN 2020, Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN lần thứ nhất năm 2020 (SEOM 1/51) đã được tổ chức từ ngày 12 - 14/1/2020 tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi hội nghị lần này.

Với tư cách là Trưởng SEOM của Việt Nam trong ASEAN, Bộ Công Thương đã chủ trì điều hành và phối hợp với các cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

Tham dự SEOM 1/51 về phía Việt Nam, ngoài đại diện của Bộ Công Thương còn có đại diện của các bộ:

Ngoại giao, Tài chính, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước.

Phía quốc tế có các Trưởng Quan chức Kinh tế Cao cấp của các thành viên ASEAN; đại diện Ban Thư ký ASEAN và một số cơ quan liên quan khác.

Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN lần thứ nhấtHội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN lần thứ nhất

Trên cơ sở chủ đề chung của Năm ASEAN 2020 “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, Việt Nam đã đưa ra ba định hướng ưu tiên thuộc trụ cột Kinh tế ASEAN trong năm 2020, bao gồm: (i) Thúc đẩy liên kết và kết nối kinh tế khu vực nội khối ASEAN, (ii) đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và (iii) nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Nhằm triển khai Chủ đề và các ưu tiên của năm ASEAN 2020, Việt Nam đã xây dựng 14 sáng kiến, ưu tiên và kế hoạch hợp tác cụ thể để thảo luận, tham vấn và thống nhất với các nước ASEAN tại Hội nghị SEOM 1/51.

Những sáng kiến của Việt Nam nhằm đảm bảo năm 2020 và các năm tiếp theo ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác thúc đẩy quá trình thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN theo đúng thời hạn mà các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã đặt ra, củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu.

Các nước ASEAN đã đánh giá cao việc Việt Nam tích cực thúc đẩy nhiều sáng kiến trong năm ASEAN 2020 và đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các sáng kiến này trước khi đưa lên cấp Bộ trưởng thảo luận và chính thức thông qua.

Hội nghị SEOM 1/51 cũng đã tập trung thảo luận, xem xét thông qua báo cáo của các Nhóm công tác chuyên ngành trực thuộc SEOM như các nhóm: Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Thuận lợi hóa thương mại, Tiêu chuẩn chất lượng, các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Quy tắc xuất xứ...

Việc thông qua báo cáo ngay đầu năm, sẽ tạo điều kiện để các nhóm công tác trong ASEAN bắt tay ngay vào việc thực hiện các sáng kiến, ưu tiên và chương trình hợp tác được xây dựng trong các dự thảo báo cáo.

Đối với các vấn đề nằm trong ưu tiên năm 2020 của ASEAN, SEOM đã tiến hành thảo luận và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hướng tới rà soát Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho phù hợp với tình hình mới, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định ATIGA giữa các nước, cũng như cho một số chỉ đạo cần thiết đối với các nhóm công tác nhằm đẩy nhanh một số nhiệm vụ còn chưa hoàn thành.

Một trong những mảng việc quan trọng của Hội nghị SEOM là rà soát và đưa ra định hướng cho hợp tác kinh tế với các nước đối tác. Trong khuôn khổ đó, Hội nghị đã xem xét và đề xuất các ưu tiên trong hợp tác của ASEAN với các đối tác ngoại khối; phương hướng thúc đẩy để đi đến ký kết Hiệp định RCEP theo đúng chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo ASEAN; việc xin gia nhập của Đông Timo…

SEOM 1/51 cũng đã thông qua chương trình làm việc của SEOM trong năm 2020; thảo luận và xác định lịch trình, địa điểm dự kiến của các cuộc họp thuộc khuôn khổ trụ cột kinh tế ASEAN trong năm nay.

Hội nghị SEOM 1/51 đã đạt được đồng thuận cao giữa tất cả các nước và thông qua Báo cáo các kết quả chính của hội nghị lần này. Báo cáo kết luận này sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp, dự kiến tổ chức vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, tại Thành phố Đà Nẵng.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chung tay đưa trái vải thiều Phượng Sơn (Bắc Giang) vươn xa
Chung tay đưa trái vải thiều Phượng Sơn (Bắc Giang) vươn xa

Sáng 28/5, tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị ký kết “Đưa trái ngọt vươn xa” và tour du lịch miệt vườn.

Chủ tịch FPT hiến kế đưa Hà Tĩnh thành "cực tăng trưởng" vùng Bắc Trung Bộ
Chủ tịch FPT hiến kế đưa Hà Tĩnh thành "cực tăng trưởng" vùng Bắc Trung Bộ

Hiến kế thiết thực cho công tác quy hoạch, xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tại Hội nghị “Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh” diễn ra ngày 28/5, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, phải chuyển đổi số thành công nhằm hiện thực hóa được quy hoạch đã đề ra.

Đường dây 500kV Bắc - Nam mở đầu cho hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia
Đường dây 500kV Bắc - Nam mở đầu cho hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia

Ngày 27/5/1994, tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh đóng điện đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1. Qua 29 năm vận hành, hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam không ngừng được củng cố, phát triển. Hệ thống truyền tải điện Việt Nam từng bước hiện đại hóa, mở rộng số lượng (mạch 2, mạch 3) và tăng công suất truyền tải khẳng định vai trò “xương sống” của hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, xứng đáng là một kỳ tích, một bản anh hùng ca.

Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023
Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023

Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023, đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, phối hợp với Viện Sáng tạo và chuyển đổi số, các đơn vị hữu quan thực hiện.

Bình Định: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm gần 15%
Bình Định: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm gần 15%

Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực song hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn gặp nhiều khó khăn. Kết quả, chỉ tính riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đã giảm gần 15%.

Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất châu Á
Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất châu Á

Nhiều chuyên gia nhận định, ngay cả khi đối mặt với những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ổn định, vượt trội, nhờ dân số trẻ, đa dạng, lực lượng lao động lành nghề.