Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo là dịp đặc biệt quan trọng; diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa bai bên.

Sáng nay 15/12, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15 đến ngày 18/12/2023. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 09/2023. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Đây là chuyến công tác quan trọng, nhiều ý nghĩa của Thủ tướng, trong bối cảnh khá đặc biệt: Việt Nam-Nhật Bản vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại Châu Á và trên thế giới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua; đồng thời ASEAN-Nhật Bản cũng chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện (CSP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 09/2023.

Trùng hợp hơn, cả Việt Nam và ASEAN đều thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào năm 1973 - cách đây đúng nửa thế kỷ.

Dự kiến các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản sẽ kiểm điểm lại quá trình hợp tác 50 năm qua, từ đó đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới. Đồng thời Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện gồm: "Tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy" và "Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy"; nhằm cụ thể hóa những kết quả trao đổi của các nhà lãnh đạo tại hội nghị.

Sau 50 năm thiết lập quan hệ, quan hệ ASEAN-Nhật Bản phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, cả về chính trị-an ninh, kinh tế lẫn văn hóa-xã hội.

Nhật Bản tham gia sâu rộng vào các tiến trình hợp tác chính trị-an ninh khu vực, là một trong những đối tác cùng ASEAN sáng lập các diễn đàn, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM Plus)…; ủng hộ đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; chủ động, đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác an ninh biển, an ninh mạng, tội phạm kinh tế…

Nhật Bản là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN: Là đối tác thương mại lớn thứ 4 và đầu tư FDI đứng thứ hai của ASEAN trong năm 2022. Hợp tác kinh tế đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản được triển khai qua nhiều cơ chế/khuôn khổ khác nhau, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP). Nhật Bản cũng là đối tác tích cực đóng góp cho triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) và hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Về văn hóa-xã hội, Nhật Bản có nhiều dự án hỗ trợ thực chất cho ASEAN trong các lĩnh vực, như giao lưu nhân dân, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, y tế và phòng chống dịch bệnh, già hóa dân số, trong đó tài trợ thực hiện Chương trình Mạng lưới trao đổi thanh niên và sinh viên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS); hỗ trợ y tế cộng đồng ASEAN thông qua Sáng kiến Y tế ASEAN-Nhật Bản; cam kết ứng phó với các thách thức xuyên biên giới và toàn cầu, như biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, quản lý thiên tai, y tế và phòng chống dịch bệnh; Về hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và hội nhập khu vực thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng-an ninh, văn hóa, giáo dục, lao động, du lịch…

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã lần lượt xác lập khuôn khổ quan hệ từ Đối tác Tin cậy, ổn định lâu dài (năm 2002), lên Đối tác Chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á (năm 2009), Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á (năm 2014) và Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới (ngày 27/11/2023).

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở từ năm 2003, tiểu học từ năm 2019. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho ngành giáo dục-đào tạo của Việt Nam thông qua các chương trình viện trợ ODA. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người.

Trên các lĩnh vực đáng chú ý khác, hai bên đã ký kết và triển khai Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Nhật Bản; Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu; Hợp tác địa phương hai nước; Hợp tác phòng chống COVID-19.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt khoảng 520.000 người (chiếm đứng thứ 2 sau Trung Quốc). Người Việt Nam hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Nhật Bản.

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ hai, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ ba, thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. FDI của Nhật Bản vào Việt Nam lũy kế tính đến 20/09/2023, đạt 71,3 tỷ USD với 5.198 dự án còn hiệu lực, xếp thứ 3/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong 09 tháng năm 2023, tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ 2022.

Theo VOV.vn.

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024
Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024

Vừa qua, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Tiệp, Sở Công Thương TP. Hải Phòng đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024. Đây là Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024, Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

QLTT Thái Bình tịch thu 125 phụ tùng xe điện nhập lậu và 26 mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
QLTT Thái Bình tịch thu 125 phụ tùng xe điện nhập lậu và 26 mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một công ty trên địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư số tiền 52 triệu đồng, tịch thu 125 sản phẩm phụ tùng xe điện nhập lậu; 26 sản phẩm mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác: Hàng tốt chính là thương hiệu vang xa
Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác: Hàng tốt chính là thương hiệu vang xa

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại những di sản tư tưởng vô giá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó có những lời dạy hết sức sâu sắc về đạo đức kinh doanh và phát triển hàng hóa Việt.

Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền
Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ vi phạm về kinh doanh bán hàng livestream trên facebook. Theo đó, với vi phạm trên, một cơ sở kinh doanh ở Phú Yên đã bị xử phạt 11.500.000 đồng và tịch thu hàng hóa…

Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại
Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại

Ngày 18/5, thông tin từ Đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị vừa phát hiện, thu giữ số lượng lớn rượu ngoại vận chuyển trái phép qua khu vực biên giới.

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/5/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.