Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hôm nay, Toà án Nhân dân TP. Hà Nội xét xử vụ bằng giả xảy ra ở Đại học Đông Đô

Toà án Nhân dân TP. Hà Nội dự kiến đưa vụ án làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả xảy ra tại Đại học Đông Đô ra xét xử vào ngày hôm nay, 23/12.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Dương Văn Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô; Trần Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục; Lê Ngọc Hà, Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0, Trưởng ban in bằng trường Đại học Đông Đô; Trần Ngọc Quang, Phó trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô; Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Tài vụ trường Đại học Đông Đô; Phạm Vân Thùy, nhân viên Viện Đào tạo liên tục; Nguyễn Thị Ngọc Thái, nhân viên Viện Đào tạo liên tục; Lê Thị Thanh Tâm, nhân viên Viện 4.0; Lê Thị Lương, nhân viên Viện 4.0 và Ngô Quang Hiển, nhân viên Viện Đào tạo liên tục.

Các bị cáo trong vụ án xảy ra tại trường Đại học Đông Đô
Các bị cáo trong vụ án xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.

Cả 10 bị cáo trên bị xét xử tội "Giả mạo trong công tác", trong đó 2 bị cáo Lê Thị Lương và Ngô Quang Hiển bị truy tố theo điểm c, khoản 2, Điều 359, Bộ luật Hình sự; các bị cáo còn lại bị xét xử theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 359.

Theo cáo trạng, trong quá trình tuyển sinh, đào tạo của trường Đại học Đông Đô, Trần Khắc Hùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, thấy một số cá nhân có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh để sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sỹ, thi tuyển công chức. Vì vụ lợi nên Trần Khắc Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo Ban giám hiệu, Viện đào tạo liên tục, Phòng đào tạo và Quản lý sinh viên… cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho những người có nhu cầu và tiến hành thu tiền của người muốn lấy bằng này. 

Cụ thể, từ tháng 04/2018 – tháng 03/2019, Trần Khắc Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho hơn 430 trường hợp, thu lợi bất chính 7,1 tỉ đồng. Trong đó, Cơ quan điều tra (CQĐT) đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả; còn lại 221 trường hợp được cấp văn bằng giả đã xác định được họ tên nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.

Cáo trạng chỉ rõ, theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng, bị cáo Dương Văn Hòa biết rõ việc cấp văn bằng 2 không thông qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật nhưng bị cáo vẫn ký 429 văn bằng giả; trong đó, CQĐT đã điều tra làm rõ 208 trường hợp.

Hòa còn ký các văn bản quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 ngày 25/05/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp hệ đại học, hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 bổ sung số 315 ngày 2/8/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1, năm 2018 bổ sung số 514 ngày 02/10/2018; quyết định về việc công nhận tốt nghiệp hệ đại học văn bằng 2 chính quy đợt 2 năm 2018 số 633, ngày 05/12/2018.

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.