Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.

“Việt Nam sản xuất khoảng 2.000 tấn tinh dầu quế/năm, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô, tầm 80% bán cho Trung Quốc, còn số lượng xuất đi châu Âu, Mỹ… thực ra chẳng đáng bao nhiêu. Nâng cao chất lượng sản phẩm tinh dầu chế biến sâu là một trong những việc tiên quyết phải làm để tăng giá trị cho tinh dầu quế Việt Nam xuất khẩu”, ông Bù Ngọc San, Giám đốc Công ty Quế Sơn Hải (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), nêu thực trạng đáng quan ngại tại Lễ hội tinh dầu vừa diễn ra ở Hà Nội.

Ông Trần Bình Duyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cung cấp thông tin tổng quan: Hàng năm, lượng tinh dầu quế sản xuất của Việt Nam khá lớn, tổng hợp các địa phương lên đến hàng ngàn tấn, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á… 

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề
Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "Quế và tinh dầu quế" (Ảnh: Bình Minh)

“Để xuất khẩu được tinh dầu quế ra thị trường nước ngoài thì việc đầu tiên đòi hỏi chất lượng phải rất đồng đều, ổn định. Tuy nhiên, mỗi địa phương, lò cất của chúng ta lại cho ra những sản phẩm tinh dầu khác hẳn nhau, nơi cất bằng lá, nơi cất bằng cành nhỏ hoặc vỏ chất lượng thấp hơn. Các doanh nghiệp ở địa phương chưa đảm bảo yếu tố đơn hương trong tinh dầu đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Chính vì vậy cho nên ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, thường bị khách hàng nước ngoài dìm giá”, ông Duyên phân tích.

Tiến sĩ Bùi Thị Bích Ngọc, Viện Công nghiệp thực phẩm nhìn nhận: Khoảng 10 năm trở lại đây, hàng loạt cơ sở chưng cất tinh dầu đã được xây dựng và đưa vào sản xuất tại hai vùng nguyên liệu chính là Yên Bái, Lào Cai, công suất khoảng 50 tấn nguyên liệu/ngày. Dây chuyền thiết bị cho chưng cất ngày càng được cải tiến, chủ yếu được sản xuất trong nước (trừ bộ phận làm lạnh và ngưng tụ được nhập khẩu từ Trung Quốc), nhưng nhìn chung chưa thật đồng bộ, chưa đạt trình độ tiên tiến so với khu vực và thế giới, đặc biệt là thiết bị nghiền nguyên liệu, thiết bị phân ly…

“Công nghệ chưng cất tinh dầu quế dần được hoàn thiện nhưng vẫn ở trình độ khiêm tốn, chưa được nhà sản xuất thật sự coi trọng. Chất lượng tinh dầu không cao, hàm lượng Cinnamaldehyde thấp (70 – 78%), trong khi hàm lượng Coumarin quá cao (2 – 5%) nên khó xuất khẩu theo đường chính ngạch, giá thành tinh dầu thấp và luôn bị ép giá”, Tiến sĩ Ngọc nêu quan điểm.

Là “người trong cuộc”, ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Triều Dương (Lào Cai) thẳng thắn chia sẻ, công nghệ chế biến, sản xuất tinh dầu của công ty là chưng cất cuốn hơi nước, sử dụng lò hơi riêng. Công nghệ này xử lý được khối lượng nguyên liệu lớn, thời gian nhanh, sử dụng bã quế để đốt lò hơi, giảm chi phí sản xuất. Nhưng nhược điểm cồng kểnh, chưa tối ưu được quá trình xử lý nguyên liệu đầu vào dẫn đến hiệu suất chiết xuất đầu ra chưa ổn định.

Nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới rất cao, luôn ở mức cung không đủ cầu (Ảnh: Bình Minh).
Nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới rất cao, luôn ở mức cung không đủ cầu (Ảnh: Bình Minh).

Cũng theo ông Thắng, những năm gần đây, giá tinh dầu thô của Việt Nam mỗi năm đều giảm, hiện đã giảm xuống ½ so với thời đỉnh cao. Khá nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng, bị thua lỗ hoặc dừng sản xuất. Đây là “bài toán” cần giải quyết trong thời gian tới.

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) vừa có công văn số 71/CV-VPSA ngày 2/4/2024 gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tháo gỡ cho xuất khẩu tinh dầu quế.

Công văn nêu rõ, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế tại Lào Cai và Yên Bái gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khi tất cả các loại tinh dầu đều phải áp dụng các quy định về kinh doanh dược liệu.

Việc này, không phù hợp với điều kiện sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ cũng như năng lực chế biến quy mô nhỏ lẻ của ngành chế biến tinh dầu quế của Việt Nam hiện nay.

Do đó làm phát sinh rất nhiều chi phí, đòi hỏi thêm các giấy phép kinh doanh có điều kiện trong khi đây là sản phẩm gía trị gia tăng, giúp khai thác và tận dụng tối đa 100% giá trị cây quế.

Sản phẩm tinh dầu quế yêu cầu công nghệ chế biến và tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, là sản phẩm tận thu của cây quế, cành lá cành khi cắt tỉa, (tỷ lệ sản xuất là 150 tấn lá cành cho ra 1 tấn tinh dầu) và không sử dụng làm thuốc mà chỉ được xuất khẩu làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống theo yêu cầu thị trường nhập khẩu.

Tại Thông tư số 48 năm 2018 của Bộ Y tế có quy định, tinh dầu quế và một số tinh dầu, dược liệu, cây cỏ khác cũng là dược liệu để làm thuốc, vì thế nên quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu phải theo các quy chế của ngành Y tế. Nguyên liệu làm thuốc thì phải kinh doanh có điều kiện, kho phải đảm bảo tiêu chuẩn GSP, cơ sở sản xuất cũng phải đảm bảo đủ điều kiện. Quy định này gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất ở tỉnh miền núi, ngoài ngành y tế, gây ách tắc trong lưu thông xuất khẩu tinh dầu quế.

Giữa các ngành Hải quan, Y tế, Công Thương cũng chưa thống nhất được với nhau những cơ chế quản lý thực sự cần thiết để khai thác, lưu thông xuất khẩu tinh dầu quế.

Do việc quy định và quản lý mặt hàng tinh dầu quế hiện nay theo các quy định trên đã gây khó khăn do doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng này. Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho biết, hiện ở Lào Cai đang tồn hơn 200 tấn tinh dầu quế, Yên Bái tồn gần 100 tấn. Với giá hiện nay khoảng 370 triệu đồng/tấn, thì giá trị của lượng tinh dầu quế đang bị tồn ở Lào Cai và Yên Bái là khá lớn.

Tiến sĩ Bùi Thị Bích Ngọc, Viện Công nghiệp thực phẩm khuyến nghị, Do bị vướng những quy định pháp lý của Nhà nước nên đang tồn đọng tới hơn 1.000 tấn tinh dầu chưa xuất khẩu được, ảnh hưởng lớn đến nhà sản xuất và người dân trồng quế. Cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, sự giúp sức của các hội ngành nghề như: Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học công nghệ (VST), Hiệp hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA), Hội Các sản phẩm thiên nhiên… để tháo gỡ vướng mắc cho tinh dầu quế có thể xuất khẩu trở lại bình thường.

Về lâu dài, cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí đầy đủ nhân sự tại các đơn vị sản xuất tinh dầu quế, đáp ứng tốt các quy định của Nhà nước, đảm bảo cho việc phát triển bền vững sản phẩm tinh dầu quế và các sản phẩm chế biến sâu từ tinh dầu quế.

Thiên Trường (t/h)

Tin mới

Từ 16h30 chiều nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước
Từ 16h30 chiều nay, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước

Theo chương trình làm việc dự kiến của Quốc hội, từ 16h30 ngày 21/5, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự, tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước.

Cổ phiếu LEC và AAT chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 27/5
Cổ phiếu LEC và AAT chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 27/5

Sở GDCK TP. HCM vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC – sàn HOSE) và CTCP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT – sàn HOSE).

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ an ninh mạng
Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ an ninh mạng

Sáng ngày 21/5, Tiểu ban An toàn, an ninh mạng tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên họp nhằm đánh giá tình hình và kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.

Người khổng lồ thực phẩm của Pháp - Danone vừa hoàn tất việc bán tài sản của mình và chính thức rời Nga
Người khổng lồ thực phẩm của Pháp - Danone vừa hoàn tất việc bán tài sản của mình và chính thức rời Nga

Thông tin mới nhất về "cuộc di cư" là người khổng lồ thực phẩm của Pháp - Danone vừa hoàn tất việc bán tài sản của mình và chính thức rời Nga. Giới truyền thông lại một lần nữa “tô đậm“ về cái giá khá đắt khi một nhà kinh doanh phải từ bỏ mảnh đất “màu mỡ” trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á này.

Thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ có đề thi riêng?
Thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ có đề thi riêng?

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh trượt tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước sẽ được thi lại với đề thi riêng, khác với đề dành cho học sinh tốt nghiệp từ năm 2025. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những học sinh đã học theo chương trình cũ.

Khởi tố giám đốc công ty lừa đảo xuất khẩu lao động chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng
Khởi tố giám đốc công ty lừa đảo xuất khẩu lao động chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

Trần Thị Hằng Nga, Giám đốc một công ty giả mạo chuyên đưa người đi xuất khẩu lao động, vừa bị Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Nghệ An bắt giữ và khởi tố.