Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hưng Yên: Rộn ràng những giai điệu dân tộc đón Tết

Mỗi khi mưa xuân phơi phới bay, hoa đào khoe sắc thắm, cũng là lúc chiếu chèo, chầu văn tại các làng quê của Hưng Yên thêm rộn ràng tiếng trống, phách và những giai điệu mượt mà, làm say đắm lòng người.

THCL Mỗi khi mưa xuân phơi phới bay, hoa đào khoe sắc thắm, cũng là lúc chiếu chèo, chầu văn tại các làng quê của Hưng Yên thêm rộn ràng tiếng trống, phách và những giai điệu mượt mà, làm say đắm lòng người.

Chầu văn là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm tính truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Nội dung các bài hát văn thường kể về cuộc đời của ông Tổ dòng họ, những nhân thần có công với đất nước, các Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Ông hoàng và các Cô, các Cậu trong tín ngưỡng Tứ Phủ... Đi liền với đó là những sự kiện lịch sử, những địa danh nổi tiếng cũng như những lời dạy bảo của các bậc thánh nhân với những người đang sống. 

Trình tự một nghi lễ hát chầu văn thường có bốn phần chính là: Mời Thánh nhập; kể sự tích và công đức; xin Thánh phù hộ; đưa tiễn. Một giá hầu thường kết thúc với câu: "Thánh giá hồi cung!".

Hưng Yên: Rộn ràng những giai điệu dân tộc đón Tết - Hình 1

Một buổi sinh hoạt của CLB chầu văn Xuân Hiền

Với các loại nhạc cụ chính là đàn nguyệt, trống con, phách, thanh la, trống cái, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông... tạo nên không khí sôi nổi, rộn ràng, tưng bừng trong dàn diễn xướng hát chầu văn. 

Nếu như không khí, nhịp điệu trong ca trù êm đềm, réo rắt, trầm bổng thì trong hát văn giai điệu khi thì mượt mà, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn. 

Với tính chất này hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi dùng trong nghi lễ mà hát văn cũng được coi như một hình thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh và có thể đưa ra công diễn trước đông đảo quần chúng... 

Gia đình ông Nguyễn Văn Hiền ở thôn Ngọc Nha, xã Phùng Hưng (Khoái Châu) có 6 trong số 7 người biết hát chầu văn và theo đuổi môn nghệ thuật truyền thống này. Gia đình ông có thể xây dựng thành 2 gánh hát văn để tham gia biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các giá hầu đồng. 

Ông cũng sắm sửa 2 bộ nhạc cụ và 2 dàn loa để 2 gánh hát văn có thể hoạt động cùng lúc. Ông Nguyễn Văn Hiền cũng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hát văn Xuân Hiền, xã Phùng Hưng (Khoái Châu).

Ông Hiền cho biết: “Khi hát chầu văn, cung văn phải thể hiện được tâm lý tình cảm của các nhân vật nên giọng hát phải liên tục chuyển đổi. Bên cạnh đó, các cung văn cần có giọng hát khỏe bởi thời lượng diễn xướng của một ban nhạc hát văn trong nghi lễ hầu đồng thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ trở lên”.

Dựa trên những làn điệu chầu văn cũ, ông Hiền cùng các con còn học hỏi, sáng tác thêm những lời văn mới ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và đấu tranh chống xâm lược…

Với giai điệu vui tươi, trong sáng, mang hơi thở và nhịp sống đương đại. Nhiều bài chầu văn được ông biểu diễn thường xuyên như: “Mùa sen dâng Bác”, “Trẩy hội quê hương”, “Mừng Việt Nam đại thắng”, “Hưng Yên theo Đảng trọn đời”…

Gánh hát văn của gia đình ông Hiền đã nhiều lần tham gia Liên hoan Hát văn toàn quốc và đạt nhiều giải thưởng.

Đình làng Lai Hạ, xã Hùng An (Kim Động) những ngày giáp Tết lúc nào cũng rộn ràng tiếng phách, tiếng nhị, tiếng í a… Những ngày này, dù lam lũ ngoài đồng nhưng tối đến, các thành viên trong CLB chèo truyền thống thôn Lai Hạ đều có mặt đông đủ để tập luyện các tiết mục chèo phục vụ cho Lễ tất niên và Hội Xuân Đinh Dậu 2017 của địa phương. 

Ông Phạm Văn Nhâm, Chủ nhiệm CLB chèo truyền thống thôn Lai Hạ cho biết, CLB được thành lập từ năm 2001, tiền thân là chiếu chèo Hùng An. CLB hiện có 18 thành viên, người cao tuổi nhất là 65 tuổi và người trẻ tuổi nhất là ngoài 30 tuổi. Ngoài những tích chèo cổ như: “Quan Âm Thị Kính”, “Thị Màu lên chùa”, “Tấm Cám”…, CLB còn tự dàn dựng một số tiểu phẩm để duy trì những làn điệu chèo, phản ánh chân thực cuộc sống bình dị của người dân. 

Trò chuyện với các thành viên CLB chèo truyền thống thôn Lai Hạ mới thấy, để duy trì được CLB như hiện nay là tâm huyết của các thành viên yêu và đam mê hát chèo. Họ không chỉ đầu tư thời gian, mà toàn bộ trang phục biểu diễn và nhạc cụ như: các loại đàn, trống, sáo phục vụ hát chèo đều do các thành viên tự mua sắm để luyện tập và biểu diễn. 

Là quê hương của nghệ sỹ chèo Nguyễn Đình Nghị, xã Thụy Lôi (Tiên Lữ) được coi như cái nôi của nghệ thuật chèo tỉnh nhà. Từ giữa tháng Chạp Âm lịch, CLB hát chèo Thụy Lôi lại hối hả luyện tập để kịp biểu diễn những ngày Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017 với các chương trình tất niên, khai xuân, mừng thọ đầu xuân, các chương trình lễ hội vào xuân…

Bà Bùi Thị Liên, Chủ nhiệm và là “giọng hát vàng” của CLB chèo Thụy Lôi cho biết: “CLB chèo Thụy Lôi được thành lập năm 2004. CLB hiện có 16 thành viên, tuổi đời từ 45 – 75. Tiếng chèo ngoài sân đình đã khiến cho không khí đón xuân của làng thêm sôi nổi, vui tươi hơn”.

Đến thôn Thụy Lôi những ngày mùa xuân, từ đầu làng đã nghe thấy tiếng đàn, tiếng hát khoan thai dìu dặt. Họ hát say sưa, nhiệt tình, dù nhiều người đã lên chức ông, chức bà.

Từ niềm yêu mến những làn điệu chèo, ông Nguyễn Mạnh Tiến, 63 tuổi tham gia CLB từ những ngày đầu thành lập, tâm sự: “Với tôi, hát chèo đòi hỏi lớn nhất là đam mê, sau đó là kỹ thuật, cách luyến láy nhấn nhá, đúng nhịp, đúng phách và biểu diễn phải truyền cảm, có hồn, mới đi được vào lòng người”.

Không thù lao, không lương bổng nhưng tình yêu những làn điệu chèo cứ âm ỉ cháy trong tâm hồn những người nông dân cần mẫn, một nắng hai sương. Những nghệ sỹ nông dân ấy đã đưa câu hát, điệu múa trở lên gần gũi với đời sống quần chúng nhân dân, góp phần giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

 Yên Châu

Bài liên quan

Tin mới

Hai giám đốc doanh nghiệp ở Móng Cái bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế
Hai giám đốc doanh nghiệp ở Móng Cái bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Ngày 5/5, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.

Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và thụ hưởng phúc lợi giáo dục tương đồng giữa giáo dục tư thục và công lập
Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và thụ hưởng phúc lợi giáo dục tương đồng giữa giáo dục tư thục và công lập

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Cao Tường Huy tại cuộc họp về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của trường phổ thông tư thục có cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra mắt đội bóng đá U9 và U11 dự giải toàn quốc 2024
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra mắt đội bóng đá U9 và U11 dự giải toàn quốc 2024

Sáng 5/5/2024, tại TP. Vũng Tàu, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức lễ ra mắt hai đội bóng đá U9 và U11 tham dự giải bóng đá nhi đồng toàn quốc năm 2024.

Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP
Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tại Nam Định đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng. Hết năm 2023, toàn tỉnh có 431 sản phẩm OCOP.

BTL Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục hỗ trợ 2.000 bình nước uống tinh khiết cho nhân dân
BTL Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục hỗ trợ 2.000 bình nước uống tinh khiết cho nhân dân

Ngày 5/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Đoàn thanh niên Sở công thương; Sở An toàn thực phẩm, Khu công nghệ cao; Công an Thành Phố Hồ Chí Minh tặng nước uống cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng
Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng. Nhưng, cả nước vẫn còn 1,4 triệu thanh niên chưa có việc làm.