Biến đổi khí hậu đang là một hiểm họa nghiêm trọng đối với toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo - những người không gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại là đối tượng đầu tiên phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng nhất, đồng thời cả những đối tượng dễ tổn thương và đặc biệt là đối với phụ nữ. 

Biến đổi khí hậu tác động tới môi trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là tới đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước.

Tham dự hội nghị, có Chủ tịch IPU Saber Chowd-hury, Tổng thư ký IPU Martin Chun-gong và hơn 200 đại biểu đến từ quốc hội của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì hội nghị.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài khu vực. Năm 2015, các nền kinh tế thành viên APEC đón được trên 396 triệu lượt khách (chiếm 33% tổng lượng khách du lịch thế giới); tạo thu nhập trên 598 tỷ USD (chiếm 44,5% thu nhập du lịch toàn cầu), tạo ra 47,9 triệu việc làm trực tiếp.

Khai mạc Hội nghị chuyên đề IPU về ứng phó với biến đổi khí hậu - Hình 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chào mừng các đại biểu từ nghị viện các nước và cho biết hội nghị được tổ chức tại TP. HCM. Bởi TP. HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Quốc hội cho biết: Cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ, Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Tại phiên hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những thách thức, cơ hội và hành động ứng phó của các quốc gia trong khu vực, yêu cầu đặt ra đối với các nhà lập pháp.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ XXI, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước; sẽ có khoảng 10 - 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, TP. HCM là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố. Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta nên chúng ta cần phải tăng cường sự đoàn kết và cùng phối hợp hành động một cách có trách nhiệm để giữ gìn hành tinh xanh cho thế hệ tương lai.

Thay mặt liên minh nghị viện Thế giới IPU, Chủ tịch Saber Chowd-hury đã đề cập tới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để sự phát triển chung của toàn thế giới thông qua những con số thống kê về tình thiên tai xảy ra trên thế giới.

Theo ông Saber Chowd-hury, nghị viện các nước đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình xác định lộ trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Vì vậy, IPU và các nghị viện thành viên cần cam kết lãnh đạo và tích cực tham gia để thực hiện các mục tiêu này.

Hiện nay, quốc hội các nước đã phát huy vai trò dẫn dắt việc giải quyết các vấn đề này. Thông qua hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định ngân sách, quốc hội sẽ đề xuất và bảo đảm việc thực hiện các kế hoạch phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, những kinh nghiệm được đưa ra ở hội nghị này sẽ được IPU chia sẻ với các thành viên của mình, trong đó có các giải pháp và hành động của quốc hội, chính phủ các nước để cùng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngọc Linh