Những năm gần đây, không chỉ thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngay cả mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu uy tín được bày bán tràn lan, không những thế rất nhiều hàng hóa của vô số DN mỹ phẩm có uy tín sẵn sàng trà trộn bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc… khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng, yên tâm.

Khi mua phải hàng giả, NTD nên làm như thế nào? - Hình 1

Nếu mua phải hàng giả, NTD hãy báo ngay cho cơ quan quản lý thị trường gần nhất

Ngoài việc ngang nhiên bán mỹ phẩm giả của nhiều DN và tiểu thương, hiện nay kênh bán hàng trên mạng trở nên phổ biến với các hình thức tinh vi hơn, ví dụ được quảng cáo là “hàng xách tay” của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, … mà không có cơ quan chức năng kiểm duyệt. Chính điều đó cũng khiến cho thị trường mỹ phẩm giả càng phát triển rộng rãi hơn.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NTD mà còn về vấn đề sức khỏe, vậy NTD phải làm gì khi mua phải hàng hóa này?

Các chế tài liên quan đến hành vi buôn bán hàng giả?

Theo pháp luật hiện hành, những hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bị nghiêm cấm, nếu vi phạm thì tùy theo tính, mức độ vi phạm mà bị khiếu nại, tố cáo, bị khởi kiện, bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Khi mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng NTD nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường, đồng thời thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

2. Trường hợp hai bên phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo kèm chứng cứ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để yêu cầu xử lý.

Điều 192 BLHS năm 2015, quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả, như sau:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tham khảo BỘ LUẬT HÌNH SỰ năm 2015