Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khủng hoảng năng lượng Châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua, chặng đường dài sẽ nhiều chông gai

Tháng 01/2024, một đợt không khí lạnh "quét" qua phần lớn Châu Âu và cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến các tàu chở dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) buộc phải chuyển sang các tuyến đường dài hơn. Nhưng giá năng lượng vẫn "hờ hững" trước những thông tin này. Vì sao vậy?

Giới chuyên gia nhận thấy, giá năng lượng trụ vững trước loạt biến động của thị trường là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy "cơn ác mộng" tồi tệ khiến giá tăng vọt và đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều năm, đã là quá khứ.

Khủng hoảng năng lượng dường như không còn là nỗi lo ở châu Âu. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Khủng hoảng năng lượng dường như không còn là nỗi lo ở Châu Âu. Ảnh minh họa. Nguồn AP.

Theo ước tính của Hiệp hội thương mại EuroGas, năm 2023, Liên minh Châu Âu (EU) cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga xuống còn gần 1/3 trong số 155 tỷ m3 mà họ nhập khẩu vào năm 2021. Khối 27 thành viên đã thực hiện được điều đó bằng cách tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu LNG của Mỹ.

Didier Holleaux, Chủ tịch EuroGas cho hay: “LNG là một sự cứu trợ cho Châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt, điện cho người tiêu dùng trong khu vực, sau một thời gian dài giá cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm”.

Thực tế mới và thách thức riêng

Hiện tại, Châu Âu đang được hưởng lợi từ việc tích lũy trữ lượng khí đốt kỷ lục, sự trợ giúp từ năng lượng tái tạo và một mùa Đông tương đối ôn hòa. Tăng trưởng kinh tế chậm lại góp phần làm hạn chế nhu cầu năng lượng ở các cường quốc công nghiệp lớn như Đức.

Những vấn đề nói trên đủ để củng cố niềm tin của các sàn giao dịch rằng, khu vực này đang có nền tảng ổn định để vượt qua thời gian còn lại của mùa Đông. Giá chuẩn ở Châu Âu hiện đang giao dịch dưới 30 Euro/1 megawatt giờ, bằng khoảng 1/10 mức cao nhất năm 2022.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng, Châu Âu bước vào một thực tế mới, với những thách thức riêng.

Khu vực đang phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ phải đối mặt với tình trạng không liên tục của việc sản xuất điện đó. Với việc mất khí đốt của Nga, Châu Âu cũng phải tìm nơi khác để đáp ứng nhu cầu. Điều đó có nghĩa là khu vực phải tranh giành thị phần LNG với các nơi khác trên thế giới.

Ông Balint Koncz, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khí đốt tại MET International (Thụy Sỹ) nhận định: “Nếu chỉ nhìn vào giá cả, có vẻ như cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Nhưng hiện tại, Châu Âu đang phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu - những yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng.

Giá khí đốt có thể tăng trở lại - ngay cả trong mùa Hè này - nếu nguồn cung bị gián đoạn đột ngột hoặc thời tiết không ủng hộ".

Một rủi ro chính có thể tác động đến Châu Âu là tình hình Trung Đông. Các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ - tuyến đường mà Qatar sử dụng để vận chuyển LNG tới Châu Âu - có thể khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Ảnh vietnamnet.vn
Khủng hoảng năng lượng Châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua, chặng đường dài sẽ nhiều chông gai. Ảnh vietnamnet.vn

Các tàu chở dầu và khí đốt đang tránh Biển Đỏ, thay vào đó chọn đi vòng phía Nam Châu Phi.

Theo dữ liệu từ công ty cung cấp dữ liệu Kpler, mỗi ngày, có khoảng hai đến ba tàu LNG sẽ sử dụng tuyến đường này.

Ông Homayoun Falakshahi, chuyên gia phân tích cấp cao về dầu của Kpler nhận thấy, thị trường năng lượng thế giới về cơ bản không có phản ứng đáng kể với những căng thẳng ở Biển Đỏ. Nhưng tương lai thì chưa chắc chắn.

"Thận trọng"

Dữ liệu mà Bloomberg thu thập được cho thấy, giá gas đã giảm gần 60% vào năm 2023 và giảm thêm 12% từ đầu năm 2024 đến nay. Điều này sẽ giúp giảm hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng.

Kim Fustier, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí Châu Âu của HSBC Holdings cho hay, đây là mùa đông thứ hai Châu Âu trải qua mà không có khí đốt của Nga.

Ông nói: “Thực tế là hiện đã có tiền lệ. Mùa Đông 2022-2023 diễn ra mà không gặp bất kỳ vấn đề gì".

Việc Châu Âu "trọng dụng" năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của lục địa này ngày càng giảm. Sự gia tăng các tuabin gió và lắp đặt năng lượng mặt trời đã giúp giảm nhu cầu về nhiên liệu. Song song với đó, sự phục hồi sản xuất hạt nhân của Pháp vào năm 2023 cũng khiến thị trường bớt căng thẳng.

Nhưng hãng tin Bloomberg nhận định: "Còn một chặng đường dài phía trước, với nhiều chông gai".

Hiện tại, Châu Âu vẫn nhận khí đốt của Nga thông qua Ukraine. Sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga bị hư hại trong một vụ phá hoại vào năm 2022, tuyến đường vận chuyển qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để đưa khí đốt Moscow đến Tây và Trung Âu.

Khủng hoảng năng lượng Châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua, chặng đường dài sẽ nhiều chông gai. Ảnh internet.
Khủng hoảng năng lượng Châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua, chặng đường dài sẽ nhiều chông gai. Ảnh internet.

Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có thể được gia hạn. Điều này đồng nghĩa với việc châu lục này có thể nhận được ít khí đốt hơn từ Moscow.

Song song với đó, EU là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới. Khu vực này đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng lực nhập khẩu, bổ sung thêm sáu bến cảng mới kể từ đầu năm 2022. Các quốc gia trên thế giới cũng đang đầu tư lớn vào LNG nhưng phần lớn công suất mới sẽ không được "tung" ra thị trường cho đến năm 2025.

Năm 2023, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhập khẩu nhiều LNG đến mức một số người bắt đầu lo ngại điều đó sẽ làm tăng giá giao ngay tại thị trường Châu Âu.

Một phân tích về sự thay đổi nguồn cung của các chuyên gia tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice (Mỹ) cảnh báo rằng, các nước Châu Âu có nguy cơ phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp LNG - điều mà khu vực đã từng làm với khí đốt Nga trong quá khứ.

Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên thường xuyên hơn, gây căng thẳng cho hệ thống điện và có thể khiến Châu Âu cần nhiều nguồn cung khí đốt hơn bình thường.

Các vấn đề ở hai tuyến LNG quan trọng - Kênh đào Suez và Kênh đào Panama bị hạn hán - đang khiến hành trình nhập khẩu mặt hàng này tới Châu Âu thêm dài, làm tăng thêm chi phí vận chuyển.

Ngoài ra, những biến động dữ dội – từ các cuộc đình công LNG ở Australia (năm 2023) đến sự bùng nổ của xung đột Israel-Hamas - khiến giá xăng, giá khí đốt tăng đột biến. Điều này đưa ra lời nhắc nhở rằng, tình hình năng lượng ổn định ở Châu Âu vẫn chưa thực sự chắc chắn.

Trước những khó khăn nói trên, dường như, với thị trường năng lượng, "thận trọng" vẫn là từ khóa dành cho Châu Âu. Như ông Stefan Rolle, người đứng đầu chính sách năng lượng tại Bộ Năng lượng Đức mới đây khẳng định: “Chúng tôi vẫn rất thận trọng về những gì sắp xảy ra tiếp theo”.

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.