Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát tốt lạm phát, có khả năng thực hiện được mục tiêu GDP 6- 6,5 %

Đại biểu cảnh báo, lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao để trị bệnh”. Một trong những liều thuốc rất ngại uống nhưng phải uống đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa và nâng lãi suất trên thị trường. Đây là điểm mà chúng ta rất lo ngại khi Fed đã 2 lần liên tục tăng lãi suất trong tháng vừa qua…

Lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao” để trị bệnh

Trao đổi bên lề kỳ họp, các đại biểu ghi nhận những kết quả tích cực về kinh tế - xã hội trong 5 tháng đầu năm 2022, đồng thời bày tỏ tin tưởng Chính phủ sẽ thực hiện được các mục tiêu mà Quốc hội đề ra.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài dẫn đến khủng hoảng năng lượng, giá nhiên liệu, xăng dầu, khí đốt kéo theo mặt bằng giá cả khác cũng tăng. Dẫn chứng thực tế tại nhiều nước trên thế giới, lạm phát đang tăng lên, như: Mỹ hiện nay lạm phát ở mức 8,5% - cao nhất trong 40 năm qua, châu Âu lạm phát 7,4 % cao nhất trong 30 năm; tại Anh lạm phát là 9% - cao nhất trong 30 năm…

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.Hồ Chí Minh)
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Ngân, với đất nước có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động của thế giới, đặc biệt là nhập khẩu lạm phát. “Lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao để trị bệnh”. Một trong những liều thuốc rất ngại uống nhưng phải uống đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa và nâng lãi suất trên thị trường. Đây là điểm mà chúng ta rất lo ngại khi Fed đã 2 lần liên tục tăng lãi suất trong tháng vừa qua”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị cần tăng cường kiểm soát giá, chống đầu cơ, tránh tình trạng “té nước theo mưa”, đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ để góp phần bình ổn giá cả.

Về giá xăng dầu, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, mặc dù các cơ quan chức năng đã sử dụng các công cụ để kiểm soát nhưng giá vẫn tăng. Do đó, các đại biểu Quốc hội đã kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sớm xem xét để tiếp tục giảm các loại phí, thuế liên quan đến mặt hàng xăng dầu và các loại giá cả khác liên quan đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng lưu ý, đây là dư địa để chúng ta có được thêm công cụ kéo giảm kiểm soát giá xăng dầu, tránh tình trạng giá xăng dầu có thể lan tỏa đẩy domino đến khi lạm phát xảy ra. Khi lạm phát cao thì lúc đó “liều thuốc” rất đắng. Đây là bài học mà chúng ta đã từng gặp trong những năm 2008 – 2011.

“Nếu giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra từ 6- 6,5 %”, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định.

Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để kiềm chế giá xăng dầu

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện nay, giá xăng dầu thay đổi từng ngày. Qua tiếp xúc cử tri, người dân rất băn khoăn, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao sẽ kéo theo một loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là những người nghèo sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Do vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để kiềm chế giá xăng dầu, trong đó có giảm các loại thuế, tránh những tác động đẩy mặt bằng giá các hàng hóa khác tăng.

Có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, tăng trưởng đạt 6 - 6,5%”,

Giá xăng dầu neo ở mức như hiện nay chưa phải là đe doạ lớn cho lạm phát, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho rằng, việc kiềm chế lạm phát dưới 4% không phải là nhiệm vụ khó đối với Chính phủ.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đưa ra ý kiến: “Áp lực lạm phát không phải là quá lớn bởi tổng cầu không quá cao. Sau thời gian dịch bệnh, có thể thấy nguồn tích luỹ của người dân và doanh nghiệp giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, tôi vẫn đề nghị Quốc hội cân nhắc tiếp tục giảm thuế đối với xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, bởi sau 2 năm gồng mình chống chịu với dịch bệnh, thu nhập của họ đã bị “bào mòn” rất nhiều”.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội
Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 5/2022, nền kinh tế có chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức 2 con số. Các cân đối khác của nền kinh tế vẫn được đảm bảo.

“Nếu tiếp tục đà như quý I, năm nay, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, tăng trưởng đạt 6 - 6,5%”, ông Lộc nhận định và kiến nghị: “Bên cạnh việc khẩn trương triển khai gói hỗ trợ để tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp, Chính phủ cần nỗ lực thúc đẩy cải cách thể chế, thủ tục hành chính”.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.