Ảnh internet.
Kiều hối là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Ảnh internet.

Theo ông Đông, số lượng kiều hối cao nhất là ở TP. HCM. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM thể hiện, lượng kiều hối về thành phố trong năm 2023 ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay. Lượng kiều hối tại TP. HCM các năm qua chiếm khoảng 55 - 60% tổng lượng kiều hối cả nước.

Lượng kiều hối chuyển về nước trong những ngày gần đây đã bắt đầu bước vào cao điểm. Một số công ty chuyển tiền kiều hối cho hay, trong năm 2023 lượng kiều hối tăng trưởng khá tốt. Trước những bất an về địa chính trị trên thế giới, người Việt có xu hướng chuyển tiền về nước nhiều hơn, cả về số tiền và lượt gửi. Dự báo trong vài ngày tới và cận Tết Nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về nước sẽ còn tăng mạnh.

Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối trở thành điểm sáng của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong TOP 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong TOP 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Kiều hối luôn được đánh giá là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. 

Kiều hối là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Ảnh internet.
Kiều hối là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Ảnh internet.

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng, trong đó năm 2022 tăng rất mạnh. Năm 2023, kinh tế toàn cầu đều khó khăn nên dòng tiền của người Việt về có sụt giảm là chuyện bình thường, nhưng ở mức 14 - 15 tỷ USD là rất cao. Đây là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình để chi tiêu, xây dựng, mua nhà cửa… là chính. Điều này đã đóng góp lớn vào việc đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính phân tích: Kiều hối gửi về cho người thân không vào tiêu dùng thì cũng vào đầu tư, chủ yếu là bất động sản. Tuy nhiên, mỗi dòng tiền đều có mục đích, vai trò của nó. Chẳng hạn, vốn FDI thì chảy vào hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Kiều hối thì có thể thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư trong nước tăng.

Trong thời gian qua, một số nước bất ổn, lạm phát cao, môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, rủi ro địa chính trị… thì nguồn tiền có thể chuyển về Việt Nam trú ẩn. Thế nhưng cũng tùy theo từng nước mà sự chuyển dịch này nhiều hay ít.

Trước đây, lãi suất tiền đồng cao nên nhiều người gửi về, nhưng tình thế hiện nay đã khác, Mỹ có lãi suất cao hơn nên đây cũng là điểm bất lợi trong việc thu hút kiều hối giai đoạn tới. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư trong nước lại là điểm sáng trong việc thu hút nguồn vốn này.

Xuân Hải (t/h)