(Ảnh: minh họa)

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, rà soát, nắm tình hình cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ để chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Trường hợp cần thiết, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình bình ổn thị trường tại địa phương hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục bình ổn giá.

Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường, nắm tình hình cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ để chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền phương án kịp thời nhằm bình ổn thị trường; trường hợp cần thiết, căn cứ thẩm quyền và điều kiện thực tế, khả năng tài chính của địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình bình ổn thị trường tại địa phương hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục bình ổn giá.

Đồng thời, chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc thẩm quyền để kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung các nội dung có vướng mắc, chồng chéo không phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn.

Giao Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các sở, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình giá cả thị trường; công khai, minh bạch thông tin về giá, nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất; vật tư y tế phòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải... để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống người dân. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vi phạm.

Bên cạnh đó, giao UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện theo Công văn số 7955/BTC-QLG ngày 10/8/2022 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý và phối hợp với các sở, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ có liên quan tại địa bàn.

Tổ chức rà soát phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trường hợp hình thành giá giảm, đề nghị trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định. 

Ngoài ra, yêu cầu Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý; thực hiện tốt công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

PV