Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng

Chiều 14/02, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá và Thanh tra tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Ký kết Chương trình phối hợp công tác phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2023-2026.
Ký kết Chương trình phối hợp công tác phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2023-2026.

Tại hội nghị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá và Thanh tra tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá lại kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Thanh tra tỉnh, giai đoạn 2012-2022.

Thực hiện Chương trình phối hợp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Thanh tra hai cấp đã tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung ký kết, đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là bám sát nghị quyết của cấp uỷ các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Thanh tra hai cấp đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Chỉ thị số 05-CT/W của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư...

Đặc biệt, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ngành, đơn vị tổ chức 10 cuộc giám sát công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của chính quyền các huyện, thị xã, TP Thanh Hóa trong tỉnh. Đồng thời, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phối hợp với cơ quan Thanh tra cùng cấp triển khai thực hiện chương trình phối hợp trong giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân của chính quyền cơ sở. Qua công tác giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố đã kịp thời phản ánh những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với công dân đến chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Thanh tra tỉnh đã thường xuyên phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Thanh tra Nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong 10 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức 12 hội nghị tập huấn, nghiệp vụ và hoạt động của Ban thanh tra Nhân dân cho 1.386 đại biểu là Trưởng ban Thanh tra Nhân dân và các thành viên.

Tại lễ ký kết, lãnh đạo, trưởng các phòng, ban chuyên môn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Thanh tra tỉnh đã thảo luận một số nội dung trọng tâm phối hợp trong công tác giai đoạn 2023-2026, như: Phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật Thanh tra, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cùng với đó, phối hợp, tham gia tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh; phối hợp trong hoạt động giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp trong kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng kê khai.

Trên cơ sở thảo luận, thống nhất các nội dung trong quy chế phối hợp và phát huy kết quả đạt được trong 10 năm qua, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phạm Thị Thanh Thuỷ và Chánh Thanh tra tỉnh Mai Sỹ Diến đã ký kết Chương trình phối hợp công tác phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2023-2026.

An Nhiên

Bài liên quan

Tin mới

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.