Bên cạnh mục tiêu huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chương trình còn nhằm mục tiêu tập trung các hoạt động khuyến công để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, du nhập phát triển ngành nghề mới gắn với Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm…

Chương trình cũng đưa ra những mục tiêu rất cụ thể cho công tác khuyến công giai đoạn tới. Cụ thể, đến năm 2025 có một cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết và đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp xây dựng 3 hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật, 30 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh được bình chọn, cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp tiêu biểu được quảng bá, giới thiệu thông qua các hoạt động tham gia các hội chợ trong nước, được hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói.

Đơn vị làm công tác khuyến công cũng có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệpĐơn vị làm công tác khuyến công cũng có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Đơn vị làm công tác khuyến công cũng có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thông qua các lớp tập huấn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở khu vực đặc biệt khó khăn thành lập doanh nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; cung cấp thông tin tuyên truyền tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển và các mô hình hoạt động hiệu quả trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế về khuyến công thông qua các hoạt động khảo sát học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn theo các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025 là 75.300 triệu đồng, bao gồm: Nguồn huy động các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đầu tư 48.400 triệu đồng, chiếm 64,3%; nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước 26.900 triệu đồng, chiếm 35,7%, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 15.820 triệu đồng, kinh phí từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 11.080 triệu đồng.

Nguồn kinh phí này cũng được phân kỳ thực hiện theo từng năm: Năm 2021, 10.814 triệu đồng, năm 2022, 21.004 triệu đồng, năm 2023, 20.714 triệu đồng, năm 2024, 13.054 triệu đồng, năm 2025, 9.714 triệu đồng.

Để triển khai tốt và hoàn thành chương trình khuyến công giai đoạn tới, UBND tỉnh giao Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm tại địa phương theo các nội dung của chương trình này. Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí các đề án thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia gửi Cục Công Thương địa phương thẩm định, trình Bộ Công Thương phê duyệt; xây dựng dự toán kinh phí các đề án thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Tham mưu UBND tỉnh xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động khuyến công của địa phương đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành. Là đầu mối hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến hoạt động khuyến công; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình cho phù hợp các quy định của Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện các đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu của chương trình đề ra.

PV