Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lập hàng chục công ty "ma" để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Triệu Sơn đã bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây thành lập hàng chục công ty "ma" để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng, thu lời bất chính hàng tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngày 10/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Triệu Sơn đã bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây thành lập hàng chục Công ty "ma" để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng, thu lời bất chính gần 3 tỷ đồng.

5 đối tượng bị bắt giữ gồm: Nguyễn Dụng Huyền, sinh năm 1990 ở khu công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ; Lê Thị Hoa, sinh năm 1967 ở phường Lam Sơn; Đặng Nguyệt Minh, sinh năm 1982 ở phường Đông Sơn; Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1989 và Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1982 đều ở phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hoá.

Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an huyện Triệu Sơn đã thu giữ, 16 USB Token chữ kí số của 16 công ty; 3 con dấu của 3 Công ty; 4 dấu tên giám đốc, 1 máy tính xách tay, 1 điện thoại di động, nhiều hợp đồng kinh tế “khống”  và một số tài liệu khác có liên quan đến hành vi bán trái phép hóa đơn. 

Trước đó qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Triệu Sơn đã phát hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại & Vận tải Hải Phong đăng ký hoạt động từ ngày 30/3/2022, có địa chỉ tại thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn. Tuy nhiên qua xác minh, Công ty Hải Phong không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào và có dấu hiệu mua bán hóa đơn trái phép với một số đối tượng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để thu lời bất chính. 

Xác định đây là ổ nhóm tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến việc thu ngân sách của tỉnh cũng như của huyện Triệu Sơn nên lãnh đạo Công an huyện Triệu Sơn đã báo cáo Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác lập Chuyên án để đấu tranh, triệt xóa. 

Quá trình điều tra, Công an huyện Triệu Sơn xác định, Công ty này từ khi thành lập (tháng 3/2022) không có hoạt động kinh doanh thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất, nhân công lao động phục vụ cho việc kinh doanh.

Bản thân các đối tượng Đặng Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thị Liên đã đứng ra điều hành Công ty và tìm cách bán hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp “ma” trên địa bàn trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua hóa đơn để kê khai báo cáo thuế, xuất hóa đơn GTGT không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo với giá giao động từ 2-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trong hóa đơn. 

Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ tháng 3/2022 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, các đối tượng điều hành Công ty Hải Phong đã mua hóa đơn đầu vào khống (không có hàng hóa kèm theo) với số lượng rất lớn từ nhiều Công ty khác nhau trên địa bàn tỉnh. Sau đó Công ty đã xuất khống tổng cộng 580 số hoá đơn với tổng số tiền giao dịch khoảng 30 tỷ đồng cho nhiều doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, Đặng Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thị Liên còn khai báo, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến khi bị bắt, các đối tượng đã lập khống 4 công ty và trực tiếp làm kế toán thuế cho 12 công ty có hoạt động kinh doanh thực tế với mục đích mua bán hoá đơn qua lại giữa các công ty, hợp thức hoá hoá đơn chứng từ làm giảm số thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp để thu lời bất chính với số tiền lớn. 

Các đối tượng trong đường dây mua bán hóa đơn GTGT bị Công an huyện Triệu Sơn bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa.
Các đối tượng trong đường dây mua bán hóa đơn GTGT bị Công an huyện Triệu Sơn bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa.

Công an huyện Triệu Sơn xác định đây là nhóm đối tượng chuyên lợi dụng việc làm kế toán cho các công ty và tự thành lập nhiều công ty “ma” để mua bán hóa đơn với số lượng lớn, xảy ra trên nhiều địa bàn huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Các đối tượng thường thành lập nhóm kế toán thuế cho các doanh nghiệp, sau đó thành lập thêm những công ty “ma” không có hoạt động kinh doanh để liên hệ với các công ty có hoạt động kinh doanh để tự điều chỉnh, xuất bán hoá đơn qua lại giữa nhiều công ty, cân đối rồi tự xuất hoá đơn cho những đơn vị mua có nhu cầu. 

Nguyên nhân của vụ việc này một phần do quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế, quản lý sử dụng hóa đơn, công tác quản lý thuế, kiểm tra doanh nghiệp, giao dịch tại ngân hàng... còn một số điểm thiếu chặt chẽ và bất cập, nhóm đối tượng này đã lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Triệu Sơn đã có văn bản kiến nghị cơ quan liên quan nhằm khắc phục thiếu sót.

An Dương

Bài liên quan

Tin mới

Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?
Hiệu ứng 'Sell in May' có đáng ngại với chứng khoán tháng 5?

Chứng khoán trong nước duy trì xu hướng hồi phục dù bước vào tháng 5 với không nhiều thông tin hỗ trợ. Về hiệu ứng Sell in May (bán trong tháng 5), giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư không quá lo ngại, bởi kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, tình hình kinh tế vĩ mô khởi sắc đang hỗ trợ đáng kể cho tâm lý thị trường.

Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Cà Mau ứng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính nghiên cứu ứng dụng dụng công nghệ, thiết bị trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc
ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

Nhiều quốc gia ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn đa quốc gia.

Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Thời gian thực hiện từ ngày 1/6 - 30/6/2024.

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?
Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?

Việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?
Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì, đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn theo Thông tư số 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.