Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2023, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 55 tỷ USD. Tuy nhiên, quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng đều trong tình trạng sụt giảm sâu. Đẩy mạnh phát triển thị trường, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản là yêu cầu đặt ra trong thời gian tới để lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu.

Trái cây tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong quý I/2023. (Ảnh MINH HÀ)
Trái cây tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong quý I/2023. (Ảnh MINH HÀ).

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực nông, lâm, thủy sản quý I/2023 ước đạt 2,52% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,43%, lâm nghiệp tăng 3,66% và thủy sản tăng 2,68%. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ba tháng đầu năm ước đạt 20,63 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4%; nhập khẩu ước đạt 9,44 tỷ USD, giảm 7,2%; xuất siêu 1,76 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tăng ít, giảm nhiều

Tính chung quý I/2023, những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao gồm: Gạo đạt 952 triệu USD (tăng 30,2%); nhóm rau quả đạt 935 triệu USD (tăng 10,6%); hạt điều đạt 708 triệu USD (tăng 14,2%); sữa và sản phẩm sữa đạt 33,3 triệu USD (tăng 22,2%)...

Trong khi đó, nhóm mặt hàng giảm khá nhiều, như: Cà-phê đạt 1,27 tỷ USD (giảm 2,3%), cao-su đạt 552 triệu USD (giảm 22,9%), chè đạt 35 triệu USD (giảm 22,9%), hạt tiêu đạt 239 triệu USD (giảm 3,8%), cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%), tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD (giảm 28,3%), sản phẩm mây, tre, cói thảm đạt 172 triệu USD (giảm 34,9%).

Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 21,5% thị phần); tiếp đến là Mỹ đạt 2,04 tỷ USD (chiếm 18,2%); Nhật Bản đứng thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt 936 triệu USD (chiếm 8,4%); thứ 4 là Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 528 triệu USD (chiếm 4,7%).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đã dự báo được thực trạng này từ những tháng cuối năm 2022. Nguyên nhân là do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại, cộng với tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản cũng ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine.

Ngoài ra, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều nước trở lại "cuộc đua" xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường nên sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới cho năm 2023. Trong đó đáng chú ý là sự sụt giảm sâu của ngành hàng thủy sản. Tính riêng thị trường Mỹ, theo Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Lê Hằng, đến hết tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 155 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Mỹ có chiều hướng sụt giảm từ quý cuối năm 2022 và tiếp đà giảm sâu trong thời gian qua. Giá trung bình nhập khẩu thủy sản của Mỹ trong tháng đầu năm 2023 cũng đã giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo những tháng tới xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chưa thể phục hồi do tình hình lạm phát tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến lượng tiêu dùng của người dân. Mặt khác, giá xuất khẩu cũng chưa có kỳ vọng tăng do người tiêu dùng đang tập trung ở phân khúc hàng đông lạnh là chính, phân khúc hàng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao vẫn đang ghi nhận sự sụt giảm.

Tập trung vào mặt hàng và thị trường triển vọng

Điểm sáng của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2023 là các mặt hàng như gạo, rau quả, sữa và sản phẩm từ sữa. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, xuất khẩu rau quả tăng trong quý I/2023 một phần quan trọng là nhờ thị trường Trung Quốc được khai thông. Đây cũng là thành quả từ các nghị định thư về xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc được ký từ nửa cuối năm 2022.

Mới đây nhất, thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đã nhận công hàm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo về kết quả kiểm tra trực tuyến doanh nghiệp xuất khẩu khoai lang Việt Nam sang thị trường nước này. Theo đó, có 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang đã được cấp phép. Cục Bảo vệ thực vật đã lập kế hoạch tổ chức những lớp tập huấn hướng dẫn các điều kiện cụ thể về mã số vùng trồng cũng như một số yêu cầu kỹ thuật liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu khoai lang sang Trung Quốc. Như vậy, cùng với sầu riêng, chuối, chanh leo..., khoai lang đang bước đầu tiếp cận chính ngạch với thị trường tỷ dân nhiều tiềm năng này.

Bên cạnh đó, sản phẩm gạo cũng đang được kỳ vọng sẽ bứt tốc trong quý II khi mà thị trường xuất khẩu đang sôi động, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng xuất khẩu ở phân khúc gạo đặc sản, gạo chất lượng cao. Ngoài ra, việc Việt Nam đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu lớn là tăng chất lượng gạo song song với bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính cũng hứa hẹn sẽ mang lại vị thế cao hơn cho hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Riêng đối với ngành thủy sản, mặc dù có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong quý I nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn của năm 2023 với chiến lược mới về thị trường trong thời gian tới. Theo đó, cần tính toán đến việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường nhiều triển vọng. Cụ thể như với sản phẩm mũi nhọn là tôm, hiện Australia đang là thị trường triển vọng lớn. Trong khi nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm từ quý cuối năm 2022, thì nhu cầu nhập khẩu tôm từ Australia vẫn duy trì tăng trưởng đều đặn từ đầu năm 2023. Năm 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia ghi nhận mức tăng trưởng cao thứ hai sau Trung Quốc.

Điều này cũng nằm trong giải pháp chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu, với các kế hoạch trong thời gian tới, như: Tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam-Trung Quốc trong quý II và quý III/2023; tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam, chuỗi sự kiện thực phẩm và đồ uống quốc tế tại Vương quốc Anh trong quý II/2023.

Theo Tiến Anh (Báo Nhân Dân)

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.