Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lễ hội Tịch điền (Hà Nam): Đã sẵn sàng cho ngày hội chính

Không chỉ mang ý nghĩa khuyến nông, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm còn là nơi lưu giữ nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc.

Lễ hội Tịch điền (Hà Nam): Đã sẵn sàng cho ngày hội chính - Hình 1

Phần Lễ sẽ được tổ chức một cách trang trọng

Năm 2018, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng. Đây là năm thứ 10 lễ hội được UBND huyện Duy Tiên duy trì, tổ chức nhằm quảng bá với du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, độc đáo của địa phương. Đây là một lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao diễn ra ở một không gian rộng, từ trung tâm chùa Long Đọi Sơn đến làng Đọi Tam. Nghi lễ và diễn xướng lễ hội mang nét đặc trưng văn hóa cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Phần lễ bao gồm: Lễ rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng ở Bảo Thái, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm - nơi thờ Lê Hoàn, Lễ cáo yết mở cửa đình, Lễ  rước nước lên Đàn tế Thần nông, Lễ sái tịnh, Lễ cầu an trên Chùa Đọi, Lễ rước kiệu vua Lê Đại Hành, kiệu Thành hoàng làng và kiệu Tổ nghề trống, Lễ Khai hội tịch điền, Lễ dâng hương trước bàn thờ Thần nông và Linh vị vua Lê Đại Hành, Lễ công bố các xã đạt chuẩn Nông thôn mới…

Phần hội bao gồm: Các hoạt động văn hóa, thể thao như Hội thi vẽ và trang trí trâu, tổ chức thi đấu giải vật mùa xuân thượng võ, thi đấu bóng chuyền, cờ tướng, biểu diễn nghệ thuật chèo, trưng bày triển lãm sản phẩm nông nghiệp, làng nghề…

Lễ hội Tịch điền (Hà Nam): Đã sẵn sàng cho ngày hội chính - Hình 2

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong phần hội như vẽ và trang trí trâu

Theo sử sách ghi lại, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân vua xuống đồng cày ruộng vào đầu xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền, người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Từ đó, hàng năm cứ vào đầu xuân các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn nối tiếp nhau long trọng cử hành nghi lễ tịch điền, đích thân vua xuống đồng cày ruộng với các hình thức khác nhau để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu...

Ngoài ra, Đọi Sơn nằm trong quần thể danh thắng núi Đọi - sông Châu đã đi vào thi ca, nhạc họa. Ở đó có chùa Long Đọi Sơn - nơi tâm linh chốn Tổ - do vua Lý Thánh Tông và vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Quốc Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên chia sẻ: Sau hàng trăm năm bị gián đoạn, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn - Hà Nam được khôi phục lần đầu vào mùng 7 tháng giêng năm Kỷ Sửu (năm 2009) nhằm tái hiện huyền tích vua Lê Đại Hành làm Lễ tịch điền, nhà vua xuống đồng cày ruộng ở chân núi Đọi từ hơn một ngàn năm trước. Từ đó, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức trang trọng vào mùng 7 tháng giêng hàng năm”.

Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ Tịch điền. Lễ Tịch điền được phục dựng theo thứ tự: vua Lê Đại Hành (do vị bô lão của làng Đọi nhập thế, mặc Long bào, đeo mặt nạ) cày 3 sá đầu tiên, đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước cày 3 sá tiếp theo, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cày 5 sá, lãnh đạo huyện Duy Tiên cày 7 sá, lãnh đạo xã Đọi Sơn và các bô lão cày 9 sá. Những luống cày nâu tươi màu bật lên được các cô thôn nữ với giỏ hạt ngũ cốc đủ sắc màu gieo trên những luống cày hứa hẹn một năm mùa màng bội thu, no đủ.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc. Năm 2017, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được cấp Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguyễn Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Sáng 14/5/22024, Tổ đại biểu số 12 Hội đồng nhân dân thành phố do đồng chí Nguyễn Đình Chuyến – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ  Hải Phòng thực hiện giám sát đối với UBND huyện Tiên Lãng về công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.

Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?
Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?

VN-Index tăng nhẹ; Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp; Quay lại vùng tích lũy; - AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6; Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng
Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng

 Vừa qua, tại Nhà hát TP. Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ Nhất - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá
Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam thông qua các dự án giao thông, cảng biển, chuyển đổi số, viễn thông, hàng không, chuyển đổi năng lượng xanh…

Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran
Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran

Việt Nam và Iran tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng, có tính tự lực, tự cường, có chung khát vọng là xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.